Tìm kiếm Blog này

31 tháng 8, 2011

EM TẬP LÀM BÁO


LỜI TỰA
       Chúng ta ai cũng có tuổi thơ kỳ diệu. Trong thế giới tuổi thơ kỳ diệu ấy có biết bao ước mơ, biết bao giấc mơ tuyệt đẹp, để rồi sau này khi ra khỏi thế giới của trẻ thơ ấy, có rất nhiều giấc mơ không thực hiện được, nhưng hương vị thần tiên của thế giới trẻ thơ sẽ mang theo mãi trong suốt cả cuộc đời mỗi người.
     Với mong muốn chắp cánh cho những ước mơ, giúp các em thiếu nhi tập làm“Nhà báo”. Hè năm 2005 bộ môn Văn học Cung Thiếu nhi mở lớp“Em tập làm báo” dành cho các em yêu thích nghề “Làm báo”. Có thể nói đây là sân chơi được đông đảo các em học sinh tham gia ngay từ khóa học đầu tiên. Cho đến nay, lớp "Em tập làm báo" đã được 7 khóa học và luôn dành được những tình cảm ưu ái đặc biệt của các bạn nhỏ yêu thích và muốn tìm hiểu nghề báo.  Được sự giúp đỡ nhiệt tình, chu đáo của các chuyên gia trong lĩnh vực báo chí tham gia giảng dạy, sau mỗi khóa học, các cô cậu bé “Những nhà báo nhí” có những tác phẩm đầu tay. Những tác phẩm tuy còn non nớt, ngây thơ nhưng nó chứa đựng sự hồn nhiên trong sáng của tuổi thơ cùng với sự chắc chắn của những kiến thức đã học. Hy vọng và cầu mong  cho các em trưởng thành trong tương lai. Các bài viết sẽ là những kỷ niệm sâu sắc và thân thương của các em trong suốt cả cuộc đời.
    Xin gửi tới độc giả những trang viết của các em 7 khóa học lớp “Em tập làm báo”.



BÀI VIẾT KHÓA I (2005 -2006)

         Giờ này, năm ngoái,  tôi là học sinh lớp 7, mới vào lớp “Làm báo”. Giờ này, hôm nay, tôi sắp tốt nghiệp lớp “Làm báo”. Chưa một lớp học nào lại khiến tôi say mê như thế. Chưa một lớp học nào khiến tôi luôn nghĩ về nó và vui thích đến thế. Chưa một lớp học nào khiến tôi mong được học đến thế.
  Những ngày đầu tiên, tôi sợ. Sợ người lạ, sợ mình học kém, sợ phải tự học một mình, sợ không ai giúp đỡ. Tôi luôn sợ. Đến giờ tôi vẫn sợ. Báo chí thật sự là niềm đam mê của tôi, là ước mơ tôi luôn luôn hướng tới. Chưa bao giờ tôi giấu điều đó. Nhưng tôi luôn tự ti, luôn không thành công và luôn sợ. Liệu có bao giờ tôi trở thành nhà báo không?
    Cô Đoàn Hương, một người tôi luôn say mê những điều cô nói, chính ra lại không đáng sợ. Cô dạy tôi học văn theo kiểu làm báo, bố cục chặt chẽ rõ ràng. Cô luôn làm tôi vui thích bởi mỗi bài giảng. Sau buổi lên lớp, tôi đã có những khái niệm về văn hóa, phong tục, truyền thống mỗi quốc gia, tôi đã có những hiểu biết sơ khai về văn học nước mình, đất nước chưa bao giờ nghèo đói nhưng chưa bao giờ cạn niềm tin.
    Cô Trang giáo viên, không chính xác là một phong viên theo suốt quá tình học của tôi, là một người còn rất trẻ, khá vui tính và năng động. Ấn tượng đầu tiên về cô là cô rất xinh. Ấn tượng thứ hai là cô hiểu biết rất nhiều. Điều thứ ba tôi thấy tôi thấy là cô rất ghét sự tẻ nhạt thì phải. Cô luôn bảo chúng tôi phát biểu và thảo luận. Nhưng hình như kết quả thu lại không được khả quan cho lắm.
    Trong quá trình học, tôi rất thích. Đúng, rất say mê. Nhưng tôi thấy hơi buồn, buồn vì không có bạn, không có người để cùng cười, Những bạn học của tôi, hình như quá khép kín và trầm mặc. Họ rất tốt, nhưng khó gần. Họ ít nói cười, ít sôi nổi. Thấy vậy tôi cũng cuốn vào đó luôn. Tôi cũng ít sôi nổi, ít cười, ít nói. Các hoạt động trò chơi theo đó cũng không hào hứng. Các buổi học đáng ra phải nhộn nhịp lại lặng lẽ, đó là điều duy nhất tôi không hài lòng về lớp “Làm báo” này.
    Dù sao, tôi cũng đã biết “5W và 1H” là gì mặc dù tôi không biết tiếng Anh. Tôi biết rút titre dù còn vụng về. Biết cách viết tin, dù còn lóng ngóng. Ít nhất, tôi biết trái đất giống quả gì, trung tâm thành phố ở đâu, cách ăn tiệc như thế nào. Những gì tôi thu nhặt được ở lớp học này là những nền móng sơ khai tôi để xây và vươn tới ngôi nhà báo chí. Tôi sẽ bỏ tính sợ, bỏ ít nói ít người, bỏ sự lười trong cách suy nghí và thực hiện. tôi sẽ cố gắng. tôi sẽ cố gắng, và hi vọng, tôi sẽ thành công.
      Còn nữa, tôi thật sự muốn học lớp báo nâng cao để trao dồi kinh nhiệm. Nếu có lớp đó, hãy liên lạc với tôi nhé.
                                         NGUYỄN KHÁNH CHÂU

  

NHẬT KÝ CỦA MỘT HỌC SINH
   
  Chủ nhật, ngày….tháng 6 năm 2005.
    Ngày đầu tiên của lớp học. Cô Diệu Trang không như mình nghĩ. Hiện đại, bình tĩnh và có phong cách bất ngờ! Cô không giống những gì mình nghĩ về các phóng viên: vội vã, hay lăm lăm cái máy ghi âm. Buổi dạy thật vui.
  Chủ nhật, ngày….tháng 6….năm 2005.
    Tiến sĩ Đoàn Hương dạy về văn học và lịch sử báo chí. Phải chép khá nhiều. Nhưng những câu chuyện cô kể rất vui. Các bạn rất ấn tượng về cách nói và cách cười của cô nữa. Không có phút nào chúng tôi không cười.
 Chủ nhật, ngày….tháng ….năm 2005.
    Thầy dạy ảnh dạy mỗi hai buổi, ít quá! Chưa ai được thực hành cả. Quay trở lại với những câu chuyện cười của cô Đoàn Hương. Cá nhà báo ngày xưa thật tuyệt vời. Cả các nhà thơ của phong trào thơ mới nữa. Chẳng hiểu tại sao cô có thể làm cho cả lớp cười với chủ đề này nhỉ? Tài thật!
  Chủ nhật, ngày….tháng…. năm 2005.
     Cô Liên giảng về “công tác biên tập ảnh báo chí”. Ngược lại với những thầy cô giáo trước, bài giảng của cô khô khan và chán ngắt. Cảm tưởng duy nhất là giống như một giờ dạy văn vậy. Đa số các bạn muốn ngủ ngay trên lớp
  Chủ nhật, ngày….tháng…. năm 2005.
    Một cô (hay một chị) nào đó tên là Thảo ở báo tuổi trẻ đến khuyến khích cả lớp viết cho chuyên mục thiếu nhi. Nhưng tờ báo của chị ấy bị cô Trang phê bình mạnh tay. Chẳng còn ai muốn viết cho báo đó nữa.
  Chủ nhật, ngày….tháng…. năm 2005.
     Hôm nay một thầy học về báo chí Trung Quốc đến giảng về lịch sử báo chí Trung Quốc. Thật tiếc thầy chỉ dạy một buổi thôi.
   Chủ nhật, ngày….tháng…. năm 2005.
     Tuần trước đi Hạ Long. Địa danh làm mình ấn tượng nhất là khu công nghiệp Quế Võ - Bắc Ninh. Những bài giảng về ứng xử xã hội thật thú vị.                       
                                                            PHẠM LINH CHI


                                                                                                                                      
        Đối với em lớp “Em tập làm báo” quả thực là một sân chơi bổ ích. Trong một năm tham gia  lớp em đã nhận được nhiều kiến thức mới không những về báo chí truyền thông mà còn cả kiến thức xã hội tưởng chừng như đơn giản mà rất thú vị.
  Những giờ học bổ ích được bắt đầu từ tháng 6 năm 2005 đến tháng 6 năm 2006 đã đem lại cho em một kiến thức lớn. Còn nhớ những trò chơi náo nhiệt, hào hứng về báo chí truyền thông, những giờ học về lịch sử văn học Việt Nam và thế giới, những mẩu chuyện nhỏ rất vui của cô Đoàn Hương hay những kiến thức về xuất bản sách.
  Không chỉ là sân chơi, lớp học này còn như một cơ hội, giao lưu với những người đã hoạt động trong nghề báo. Các thầy cô đã truyền cho cả lớp những kinh nghiệm quý báu và một tình yêu với nghiệp báo. Sau mỗi buổi trao đổi, nói chuyện, em lại cảm nhận được một cách nghĩ, cách nhìn về cuộc sống nói chung và truyền thông nói riêng. Tuy nhiên về sau này khi sĩ số lớp ít đi thì những buổi học lại có vẻ thiếu lửa. Những dẫu sao đi nữa, lớp học này là một lớp học tốt. Dù chỉ hoạt động một tuần một buổi nhưng cơ hội để giao lưu, tiếp súc với các bạn trong lớp vẫn rất nhiều. Thế nhưng vẫn có một khoảng cách nào đó giữa các bạn trong lớp. Được biết lớp học kết thúc vào ngày 30/5/2006 em cảm thấy luyến tiếc. Em mong muốn lớp học được kéo dài hơn nữa! Bởi những kiến thức khác mà trong thời gian một năm vừa qua chưa giải quyết được
                                                       NGUYỄN MINH NAM

 
                                                                              
 -  Ngày 5/6/2005 : Lớp học ra đời
   -  Ngày 30/5/2006 : khóa học kết thúc 
   -  Vậy lớp học đó là lớp học gì?
    Đó là lớp học đặc biệt. Đặc biệt là bởi lần đầu tiên người ta mở lớp học này. Đặc biệt bởi những học sinh của lớp học này được trang bị những kiến thức về một lĩnh vực hoàn toàn mới. Đặc biệt bởi lớp học có sự tham gia của rất nhiều giáo viên, giảng dạy các chuyên môn rất phong phú và đa dạng. Đó là những người nổi tiếng nhưng khi đứng trên bục giảng truyền đạt kiến thức cho học sinh này họ trở nên thật gần gũi và thân quen.
   Vậy những học sinh ở đây thì sao? Phần lớn ở trong độ tuổi từ 11 đến 16 tuổi – thế hệ 9X. Họ đều là những học sinh giỏi, có đam mê lĩnh vực đang muốn theo đuổi, đó chính là con đường là đưa họ đến với lớp học này. Nếu bạn là học viên của lớp học này, bạn sẽ có cảm giác mình là người lớn vì cách dạy và học ở đây hoàn toàn khác so với ở trường. Nếu như ở trường học nặng nề, gượng ép về lý thuyết thì ở đây vừa lý thuyết vừa thực hành. Tuy nhiên, vì lớp học đầu tiên nên không thể không có thiếu xót. Một số buổi học còn chưa được ấn tượng. Đôi khi học sinh còn e dè, chưa hăng hái, nhiệt tình viết bài nên chưa cho ra sản phẩm riêng. 
  Kể đến đây cũng khá đủ về lớp học. Lớp học đó chính là lớp “Em tập làm báo” do Cung Thiếu nhi đầu tiên tổ chức nhằm trang bị cho học sinh các kiến thức về văn hóa – văn học báo chí – các lĩnh vực rất thú vị phải không các bạn? Vậy thì tại sao các bạn không nhanh ghi tên mình vào danh sách các học viên vào khóa tới nhỉ?                                                                                                                                                            ĐINH LÊ HỒNG NGỌC

 
    
        Đúng 8h sáng chủ nhật ngày 19/6/2005, tôi hộc tốc phóng xe đạp của mình thật nhanh đến Cung thiếu nhi Hà Nội để tham gia vào một lớp học lạ hoắc, khá mới mẻ về nội dung. Đây là lần đầu tiên tôi biết một lớp học mang tên “Em tập làm báo”.Với tính tò mò vốn có của mình, tôi chạy ngay vào một căn phong lớn, lúc đó có khoảng 40 bạn – một con số đáng nể về một lớp mà có lẽ mới chỉ có phần nào rất nhỏ biết đến. Theo như lời cô Hương(phụ trách lớp “Báo” khá đặc biệt nè) thì tôi là một học sinh “già” nhất lớp.. Buổi dầu vào lớp tôi chẳng biết gì về “báo”. Mặc dù là một fan khá thích đọc báo, nhất là Hoa HọcTrò, nhưng tôi không hề biết tí gì về các thể loại báo chí cũng như về sự phát triển của nó.
  Đã qua một thời có thể nói khá dài đủ để chúng tôi có một vốn kiến thức để viết được bài. Tính đến nay chúng tôi đã học được gần một năm(tính chi ly ra là 5 ngày nữa là tròn một năm). Buổi học cuối cùng 21/5/2006 ở tại phòng học “Cây mít”(tên gọi thân thương của lớp dành riêng cho nó) – căn cứ địa thứ hai của lớp Báo chúng tôi. Đã một năm rồi đâu phải ít, chúng tôi đã biết một phần nó đó về báo chí:
- Lịch sử phát triển báo chí
- Truyền thông đại chúng
- Văn hóa báo chí
- Tin, cách viết tin
- Ảnh báo chí
- Những tố chất của người làm báo
- Ngôn ngữ trên báo chí
   Đã gặp gỡ bao nhân vật có tiếng trong làng báo chí như cô Đoàn Hương, cô Diệu Trang, chú Đức Quang(báo Thiếu niên Tiền phong), cô Phương Liên(NXB Kim Đồng). Và đặc biệt là một nhà báo đang làm việc ở trung Quốc được 9 năm. Có thể do vô tình hay hữu ý thế nào mà tôi lại quên mất tên người đặc biệt nè. Bài nói của anh rất hay, rất ấn tượng, giúp tôi hiểu phần nào về đất nước bạn Trung Quốc.
    Cho đến phút này thì tôi chỉ cảm thấy một nhược điểm của lớp khá lớn mà không chút nào cho nhà báo tương lai đó là tính hơi lười. Nhưng thật ngại là hình như tình rạng này rất phổ biến trong lớp. tôi chỉ mong muốn là được đi thực té nhiều hơn ở các tòa soạn trong nước. Và mong muốn cao hơn là được làm nhà báo thực thụ. Tôi rất muốn học một lớp cao hơn.
                                                            TRẦN MINH PHƯƠNG


      Hôm nay ngày 21/5/2006, là buổi học cuối cùng của các bạn học sinh lớp “Em tập làm báo”. Trong ngày này, có rất nhiều ý kiến, cảm xúc khác nhau của các bạn học sinh, chúng ta hãy cùng nhau lắng nghe bài phỏng vấn của phóng viên với bạn H – một học sinh của lớp :
- Chào bạn! Bạn có thể cho biết lớp học này bắt đầu từ khi nào? Lớp học những gì?
- Vâng, xin chào!! Chắc các anh cũng thấy lớp học “Em tập làm báo” này rồi phải không.Ở đây chúng tôi bắt đầu học từ tháng 6 năm 2005 và dự kiến sẽ kết thúc vào hôm nay, ngày21/5/2006. Tại lớp học này, chúng tôi đã được sinh hoạt suốt một năm qua. Chúng tôi được học tập,vui chơi, mở mang nhiều kiến thức thú vị.
- Ồ vậy sao? Vậy bạn có thể cho chúng tôi biết, bạn cảm nhận như thế nào về lớp học này? Về những thầy cô đã dạy bạn?
- Như tôi đã nói ở trên, học trong lớp báo này, tôi và các bạn khác cảm thấy rất thích thú. Chúng tôi có thể thoái  mái trao đổi với nhau mọi điều mà mình chưa biết. Còn về các thầy cô giáo ư? Thế nào nhỉ? Tôi thấy họ cũng vô cùng tốt. Các thầy cô lên lớp tận tình giảng dạy cho học sinh.
- Vâng! Từ nãy tôi chỉ thấy các bạn khen về lớp học đó. Vậy có điều gì bạn cảm thấy chưa hài lòng không ?
- (Suy nghĩ). Cũng có đấy anh ạ. Theo tôi điều chứ hài lòng lớn nhất là có lẽ không khí học tạp của lớp. Không khí lớp tôi luôn nặng nề. Các bạn chưa tích cực vào bài học(mà chỉ trú trọng nói chuyện). Còn đâu mọi việc khác của lớp đều OK anh ạ.
- Vâng. Bạn có thể cho tôi hỏi câu cuối được không?
- Vâng. Anh cứ tự nhiên.
- Hôm nay là ngày kết thúc lớp rồi. Sau buổi hôm nay, các bạn có dự định làm gì tiếp không?
- Có chứ! Sau đây, tôi sẽ đăng ký học tiếp khoa học nâng cao. Vì tôi muốn theo nghề này mà(cười)
- Vâng! Chào bạn. Tôi hy vọng lần sau chúng ta gặp nhau. Chúc bạn luôn thành công trong mọi việc.
- Vâng. Cảm ơn bạn. Chúng ta sẽ gặp nhau trong tương lai. Chào anh!!!
   Trên đây là bài phỏng vấn với một tee năng động của lớp Báo. Tôi nghĩ lớp “Em tập làm báo”là một mô hình học tập rất hay mà nhiều lớp học khác nên làm theo.
                                                              NGUYỄN SĨ HIẾU






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét