Tìm kiếm Blog này

29 tháng 10, 2011

EM YÊU HÀ NỘI


PHẦN III

NGƯỜI THẦY GIÁO GIÀ


      Ngày nào cũng như ngày nào, trời vẫn còn sớm, khoảng lúc bốn giờ hơn căn nhà phía trước nhà tôi đã có đèn sáng. Cái bóng một thầy giáo già lại in lên bức tường. Cứ khi nào dậy ôn bài sớm là tôi vẫn thường xuyên thấy cảnh ấy. Trong khu tập thể này nhà thầy là nhỏ bé, ọp ẹp nhất, bị ép chặt xung quanh những ngôi nhà cao tầng. Sáng rồi đến chiều, thầy cứ ra đi  và trở về không ai hay. Bởi hầu hết trong khu, những đôi vợ chồng trẻ mới đến mua nhà họ nghĩ thầy là người lẩm cẩm. Họ sống cạch nhà thầy mà coi như không. Bên phải nhà thầy có đôi vợ chồng mới về có vài tháng, họ cứ dần lấn ít một sang nhà thầy. Thầy cũng lờ đi bởi thầy nghĩ mình còn sống được bao lâu mà cần nhà rộng. Tôi không hiểu sao thầy hiền quá như vậy. Thỉnh thoảng tôi còn nghe thấy tiếng cãi của đôi vợ chồng vọng sang nhà thầy. Chắc họ lại không vừa ý điều gì rồi. tôi biết thầy đã nhịn quen rồi, sao họ không để thầy vui vẻ sống quãng đời còn lại. Tôi tức họ bao nhiêu thì lại thương thầy bấy nhiêu. Thầy vẫn ngồi trầm lặng trong căn phòng nhỏ bé để làm việc. Tôi không hiểu sao tối thầy thức khuya đến mười một giờ rồi sáng lại dậy sớm gần như nhất trong khu. Công việc dạy học của thầy bận đến thế ư? Không, tôi không nghĩ vậy. Thôi, tôi cúng chẳng bận tâm nữa. Nói chung, tôi thấy thầy là một người ít nói mà chỉ say sưa với công việc nên tôi cũng ít trò chuyện với thầy. Chuông đồng hồ điểm sáu giờ, lúc đó hầu hết các nhà mới bật đèn sáng choang. Thầy bắt đầu sửa soạn các bài giảng vào chiếc cặp da đã sờn bạc. thầy dắt xe đạp rồi lọc cọc đi dạy. Thầy phải đi một lúc lâu, trong xóm mới nổ tiếng rồ máy, rồi từ trong ngõ xe máy lao ra vù vù.
     Khoảng 12 giờ hơn tôi mới đi học về, cùng lúc thầy cùng chiếc xe đạp cọc cạch trên đường về. Tôi được cùng bố mẹ ăn cơm trưa, nói chuyện vui vẻ. Còn thầy thì cô đơn ăn bất mỳ tôm với nước sôi. Thương thầy quá! Nghỉ ngơi một lúc thầy lại lên bàn hí hoáy viết. Đôi vợ chồng nhà bên về rồi, hôm nay họ về muộn hơn lại dẫn thêm một số người khách, chắc lại có bữa liên hoan gì đó. Thế rồi tiếng dép lọc cọc trên cầu thang gỗ, tiếng cười nói ầm ĩ, xình xình tiếng nhạc vang sang nhà thầy. Thầy chỉ lặng lẽ nút bông lại rồi tiếp tục viết, nhưng những âm thanh đó như muốn làm cho nhà thầy vỡ tung ra mất. Thầy mở cửa sang nhà bấm chuông, chắc biết thầy đến nhắc nên chẳng ai xuống mở cửa. Cô vợ ngóng cổ từ trên gác hai:
- Chuyện gì thế nữa ạ?
- Chị có thể vặn  nhỏ nhạc một chút được không?
    Nhưng cô vợ vẫn chẳng để ý lời thầy nói:
- Hết giờ nghỉ trưa rồi ạ!
   Thầy cũng chẳng nói gì thêm, quay đầu ra về rồi chịu đựng.
   Cuộc sống của thầy buồn bã thật, dường như tôi chẳng thấy khi nào thầy vui thật sự. Nhiều lúc tôi muốn giúp thầy lắm nhưng chẳng biết làm gì cho thầy. Hôm nay tôi đi học về thì cửa nhà thầy đóng im lìm, không có thầy ngồi trên bàn nữa. Chắc thầy có việc bận? Tôi chỉ hơi băn khoăn. Bữa trưa chỉ có mẹ và tôi ăn cơm vì bố tôi có việc bận. tôi vừa ăn vừa dở báo xem. Ôi! ngạc nhiên quá, trên báo có đăng bài thầy viết này, lại ở mục chính của báo “Văn hóa và xã hội”. Nghĩ lại cảnh thầy thức khuya dạy sớm, hóa ra vậy. Thấy tôi dang ăn lại ngồi nghĩ cái gì mẹ hỏi:
-  Sao con ! có tin gì hay à?
      Mắt tôi vui sướng nhì mẹ:
- Thầy giáo có bài đăng trên báo, mục chính mẹ này!
     Tôi chỉ vào tờ báo rồi lại nói:
-  Ăn xong cơm, con sẽ mang sang cho thầy mừng.
    Nghe thế mẹ tôi mới sực nhớ ra:
- À! Thầy hôm nay bị ốm khá nặng đấy! Không có ai ở bên nên  con mang cân cam tiện thể thăm thầy.
    Tôi không ngờ như vậy, vừa vui cũng vừa buồn cho thầy. tôi mang túi cam cùng tờ báo sang nhà thầy, thấy tôi đến thăm, thầy nói:
-  Cảm ơn con nhé ! Thầy không sao đâu!
     Tôi vội đưa ngay tờ báo cho thầy:
-  Thầy ơi! Báo đăng bài thầy ở mục chính thầy ạ.
     Nghe tôi nói thầy ngạc nhiên lắm, cầm xem tờ báo thầy mới thực sự tin. Khuôn mặt buồn buồn, trầm lặng của thầy bỗng tươi lên , đôi mắt thầy thể hiện niềm vui vô tận. Thầy mừng quá đến nỗi cứ cầm tờ báo mãi mà không thấy nói lên lời.


TẶNG CHÚ TRẦN ĐĂNG KHOA


Cháu yêu thơ chú làm sao
Từ “góc sân” nhỏ thanh cao “khoảng trời”
Thêm yêu đất nước con người
Khi “nghe thầy đọc những lời thơ” hay
“Đất trời sáng lắm hôm nay”
“Tiếng gà” đánh thức một ngày mùa vui
Bác nông dân rất tươi cười
“Con trâu lông mượt” được người dắt ra
Phải quý “Hạt gạo làng ta”
“Gửi theo các chú” đi ra chiến trường
“Chớm thu” trời đẫm hơi sương
Lạp lòe “Hoa lựu” đâu tường nhà ai
“Chích chòe” lên tiếng sớm mai
Gọi theo “Hương nhãn” nặng sai trĩu cành
Cả nhà đi hết vắng tanh
Còn em thơ thẩn loanh quanh một mình
“Bác giun đưa đám” linh đình
Phủ màu “hoa bưởi” hóa thành khăn tang
“Cây dừa” bất chớt dòm sang
Rì rào tan vẫy như đang chia buồn
“Gà con liếp nhiếp” trong vườn
Chưa xin gà mẹ chạy luôn mất rồi.
Trên trời ai “thả diều” trôi
“Con cò trắng muốt” đội trời mà bay
Cò ơi! Có biết diều này
“Trăng từ đâu đến” mà hay căng tròn?
Phải chăng là một đứa con
Bố trời, mẹ đất vuông tròn tạo nên
Đẹp thay cảnh sắc thiên nhiên
“Hương đồng” gió núi nắng xiên ngang trời
Quê hương “Tiếng võng” ru hời
“Tiếng đàn bầu “trở trăng” trôi êm đềm

                                                                                                                NGUYỄN MINH HIỀN

                    
BÚT CHÌ VÀ CỤC TẨY

    Ngày xưa Bút Chì và Cục Tẩy sống cạch nhau. Một hôm Tẩy lăn ra chỗ Chì nói :
-  Anh Chì ơi! Em… Em… em có chuyện này  không biết có nên nói hay không? Anh… anh cho phép em mới dám nói.
    Bút chì lên giọng:
- Chú mày có chuyện gì thì nói mau đi, lằng nhằng ta đá cho bây giờ. Nhanh!
    Tẩy sợ quá liền nói:
- Vâng , vâng. Em xin nói đây ạ! Em…em … muốn kết bạn với … với anh!
-  Hức!  Mày mà cũng đòi kết bạn với tao à? Đúng là “ Đũa mốc muốn chòi mâm son”. Mày trông:
    Vừa nghe xong Chì lên giọng kinh thường:
                   Thấp thấp bé bé
                   Chẳng có tay chân
                    Suốt ngày lăn tròn
                    Lại hay lải nhải 
Sau khi vịnh thơ chê Tẩy, Chì ta nói như ra lệnh:
- Thôi, chú mày cút về đi, ta cao roa đẹp trai, văn võ song toàn, ai thèm làm bạn với mày. Đi cút ngay khỏi nhà tao!
Tẩy vừa buồn vừa sợ, lủi thủi bổ về.
Bẵng một thời gian sau. Một hôm trong khi đi dạo, Chì nhìn thấy bác Gọt Bút Chì nhỏ bé tưởng dễ trêu liền viết lên tường bài bài thơ trêu chọc:
                            Ha Ha Ha Ha
                            Lão Gọt Bút Chì
                            Suốt ngày ru rú
                            Ở tịt xó nhà
                            Ếch ngồi đáy giếng
                            Biết được cái gì
                            Ha Ha Ha Ha!
     Viết xong, Chì ngửa mặt lên trời khoái trá, tán thưởng cho thói nghịch ranh của mình.
      Nào ngờ bác Gọt Bút Chì thấy vậy nổi cáu, toan “sửa” cho một trận nhớ đời. Chì khóc lóc van xin mãi bác mới tha cho. Bác nghiêm giọng nói:
- Phải xóa bằng hết chữ trên tường đi. Từ nay cấm chỉ cái thói hống hách, kiêu căng, còn thấy tao quyết không tha!
    Chì nghĩ lúc này chỉ có Tẩy mới giúp được. Nhưng nhờ tẩy thì xấu hổ quá. Chưa lúc nào nó thấy hối hận như lúc này. Nó cay đắng cho những trò dại dột của mình với tẩy mà mọi người xung quanh.
                                                                      NGUYỄN VŨ HOÀNG AN

  
 NHỚ QUÊ
           
Xa rồi mới nhớ vườn dâu
Nhớ con sông nhỏ, nhịp cầu bắc ngang
Nhớ tre ru dịu đường làng
Nhớ hoa câu rụng mơ màng đầy sân
Nhớ hương bồ kết lâng lâng

                          
                             Vương trên tóc chị, bâng khuâng đến giờ
                              Nhớ bà ngồi kể chuyện xưa
                              Hằng mong chú Cuội, ngồi chờ trăng lên
                              Nhớ cơn gió thoảng bên thềm
                              Mang thời thơ ấu êm đềm, bay đi…
                              Sao mình chẳng còn nhớ chi
                              Khi đang ở giữa đất quê ngọt ngào…?
                                                                                                             NGUYỄN VIỆT PHƯƠNG


















22 tháng 10, 2011

EM TẬP LÀM BÁO KHÓA II (TIẾP THEO)

QUÊ HƯƠNG

    Đã từ lâu lắm rồi quê hương đã in đậm trong tâm trí tôi. Từ những cánh đồng xanh mướt, mượt mà với đàn cò trắng bay dập dờn, với những người nông dân cần mẫn làm ra những hạt thóc, hạt cơm cho con người.
   Tôi yêu quê hương bởi nhiều lẽ, bởi nó là nơi ba tôi cất tiếng khóc chào đời, là nơi chứa đậm tuổi thơ khốc liệt của ba tôi trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là nơi sinh ra bao nhiêu những chiến sĩ cách mạng hi sinh vì chủ nghĩa xã hội và độc lập dân tộc.
    Một buổi sáng mùa hạ ở quê tôi đẹp biết bao! Những phiên chợ bắt đầu từ mạt trời chưa hé rạng. Các bà con nông dân bắt tay vào một ngày làm mới. Mấy cụ già rủ nhau đánh cờ hoặc ra vườn uống trà dưới gốc cây bàng xanh lá. Tụi trẻ con rủ nhau ra sân đình chơi, đứa thì chơi chuyền, đưa lại trốn tìm trông thật là vui tươi, hạnh phúc.
   Phong cảnh thiên nhiên ở quê tôi thật thơ mộng! Những đám sen tỏa hương nhè nhẹ, những hàng tre đu đưa rì rào trong gió như khúc nhạc làng quê. Các mái đình cong cong, tôn vẻ trang nghiêm cho ngôi làng. Những dãy núi trùng điệp sừng sững nhìn ra ngoài bờ sông với những con thuyền đang xuôi dòng, những bông hoa dại và thảm cỏ mơn mởn đang lung linh trong nắng.
   Quê tôi đang ngày càng phát triển. Tôi mong sao khi lớn lên, tôi sẽ học giỏi về xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp

                                                                                 PHẠM VŨ QUỲNH CHI

                                         MÙA XUÂN 

   Mùa xuân cho tôi một màu xanh của hy vọng với cây cối đâm chồi nảy lộc để tôi có thể chạy thật nhanh ra vườn ngắm những nụ hoa hé nở sau một mùa đông dài ngủ quên. Đó cũng là lúc mỗi gia đình sắm cho mình một cây đào, cành mai chuẩn bị đón Tết. Thử hỏi ai không thích màu hồng mượt của đào, sắc vàng tươi của mai.
   Mùa xuân cho tôi thêm một tuổi hồng. Thêm một tuổi mới là thêm một trách nhiệm mà sao ai cũng mong Tết đến thế. Chẳng hiểu tôi có duyên với mùa xuân không mà mười mấy năm về trước, một đứa bé(là tôi đó) đã chào đời vào ngày mùng 3 Tết? Nhờ có mùa xuân mà tôi càng yêu mẹ, biết ơn mẹ nhiều hơn.
   Mùa xuân cho tôi một cái tết vui vẻ, ấm cúng bên gia đình. Mùa xuân cho tôi một cái tết ở nông thôn, không ồn ã, không cầu kỳ cũng chẳng có pháo hoa nhưng mang đậm vẻ đẹp của dân gian cổ truyền.
   Mùa xuân cho tôi một cái tết bên gia đình nhưng không quên gửi tới các thầy, cô giáo những lời chúc tốt đẹp nhất. Chúc các thầy các cô An khang – Thịnh vượng và có sức khỏe tốt để dạy những đứa “nhất quỷ nhì ma” như chúng con.
    Mùa xuân cho tôi một tình thương đối với những cậu bé bán báo, đánh giày được chia sẻ dù chỉ một mẩu bánh mỳ với em bé gái co ro một góc đường vì rét.
    Mùa xuân cho tôi có lẽ nhiều hơn thế. Tôi có thể tự hào nói to với tất cả mọi người: Tôi yêu mùa xuân                                                                                                                                                                                                                                    
                                                                                                                                PHÍ KHÁNH LINH


TÔI KHÔNG THỂ
     
     Cách đây khoảng ba tháng, lớp báo của chúng tôi có một tiết đặc biệt, cô giáo phát cho chúng tôi một túi quà, trong đó có có một chiếc kẹo socolate, ba tờ giấy trắng và hai quả bóng bay. Cô bảo chúng tôi viết lên một tờ giấy tất cả những việc mà chúng tôi cho rằng mình không thể làm được và dùng cụm từ “Tôi không thể”

  Cả lớp hí hoáy ngồi viết say sưa, ai cũng muốn viết nhiều và nhanh hơn các bạn khác. Quanh tôi, các bạn đang viết rất nhiều điều“Tôi không thể”.
 “Tôi không thể học giỏi”
   Tôi không thể xinh hơn
   Tôi không thể hát hay”
    Nhìn lên phía cô, tôi thấy cô dường như cũng đang bận rộn với cái danh sách “Tôi không thể” của riêng mình.
Vậy là tôi bắt đầu viết những “Tôi…” của riêng tôi.
   “Tôi không thể lắp hết bộ xếp hình 3000 mảnh”
   “Tôi không thể vào lớp luyện văn”
    Khoảng 10 phút trôi qua, cô giáo bảo cả lớp ngừng bút, và gấp tờ giấy của mình lại rồi cho vào một chiếc hộp trên bàn cô. Cô cũng trịnh trọng bỏ vào đó tờ “Tôi không thể…” của mình. Rồi cô tiếng hành đốt chiếc hộp đó. Xong xuôi cô bảo cả lớp dành 5 phút để tiễn biệt “Tôi không thể”của chúng tôi.
   “Các em, hôm nay chúng ta ở đây để tưởng nhớ đến “Tôi không thể”. Khi còn sống “Tôi không thể” luôn hiện diện xung quanh ta.. Mọi người nhắc đến tên các ngài mọi lúc mọi nơi. Hôm nay, tại nơi này chúng ta sẽ nói lời vĩnh biệt với ngài “Tôi không thể” và chào đón ngài “Tôi có thể” “Tôi muốn”. Tuy họ không được nhắc đến nhiều như ngài “Tôi không thể” nhưng một ngày nào đó với sự giúp đỡ của các em họ sẽ mạnh mẽ hơn và được nhắc nhiều hơn. Chúc ngài “ Tôi không thể” yên nghỉ bình an. Và cô mong các em có mặt hôm nay sẽ tiếp tục sống thật tốt mà không cần sự hiện diện của
“ Tôi không thể…” Còn hai mảnh giấy còn lại sẽ viết những điều mà ta sẽ làm trong năm tới và trong tương lai rồi nhét vào quả bóng thổi nó lên. Chính chúng ta sẽ là người thực hiện những điều đó. 
Những ngày sau đó tôi thấy rằng cuộc sống của chúng ta mỗi một thách thức là một cơ hội, nếu bạn nói “Tôi không thể…” là bạn từ chối cơ hội đó.
                                                                   PHAN THÙY TRANG



CHUYỆN LỚP TỚ

1.Lớp tớ làm thơ                    
      Vừa nghe cô phát động phong trào là thơ 4 chữ tính điểm 15’ văn, bọn tớ nô nức kéo nhau dự thi. Mặt đứa nào cũng đắc ý, coi thơ thẩn chỉ là chuyện vặt. Hỏi ra mới biết tá hỏa: tụi nó mở sách xem ít niêm luật rồi phóng tác đại từ một bài thơ nổi tiếng nào đó của một tác giả nào đó tên tuổi, rồi đề tên mình phía dưới, vậy là xong! Thế là trong khi chờ đợi cô trả bài bọn nó cứ xì xào: “làm thơ dễ ợt”.
 Cuối cùng tới khi cô giáo trả bài, đến hơn nửa lớp không được chấm điểm. Lý do thật thê thảm : Thơ dở quá y như tấu hài, đến khi đọc thì cười ra nước mắt. Cô thương tình nên chỉ phê 3 chữ "cố gắng hơn". Cô còn đọc một số bài thơ tiêu biểu cho lớp nghe, đứa nào cũng ôm bụng cười bò. Mấy bài đại loại kiểu :
Đêm nay trăng sáng
Em cầm cái nong
Ra sân học bài
Cùng với đàn ong 
                 (Việt Đen)
Vụt qua sân gạch
Chuột chạy vèo vèo
Mèo ta đuổi theo
Sợ chi hiểm nghèo
                (Thủy Heo) 
Rồi còn cả một bài thơ dài phóng tác từ bài thơ “Lượm” của Tố Hữu
Chú Chuột 
   Ngày cống bị lấp
Chú từ đồng về
   Tình cờ chú cháu
        Gặp nhau gần đồng
          Chú chuột loắt choắt
      Cái mắt gian gian 
          Cái chân thoăn thoắt
       Cái răng vàng vàng
    Cháu đi ăn vụng 
Vui lắm chú à
  Ở nhà rộng lắm 
           Thích hơn ngoài đồng
                                           (Quý Tử)
        2. Lớp tớ thi hoa hậu.
      Hi hi, chắc nghe tới hao hậu là các ấy nghĩ đến ngay là hoa hậu nam hay hoa hậu nữ chứ gì?Nhầm bọn tớ tổ chức quái chiêu hơn cơ: Hoa hậu nam giả nữ.
     Vì là tổ chức ngày noel nên bọn con trai thoát nạn mặc váy, nhưng bù lại chúng nó phải đội tóc giả, trang điểm nhái giọng eo éo như con gái. Đến ngày thi bọn con gái phải xúm lại chăm sóc các “Chí Phèo” làm sao để hóa thành Thị Nở. Nào là tô son, thoa phấn, nào là đội tóc giả…đủ thứ. Xong xuôi mấy Thị Nở đồng loạt lôi lên sân khấu để vấn đáp. Về vấn đề này mới thấy bọn con gái lớp tớ thật ác ôn: Câu hỏi toàn bọn con gái quan tâm như:đầu tóc, bếp núc, mua sắm…Mà có nằm mơ bọn con trai cũng không nghĩ ra cách trả lời. Ví như tên Đức ngốn sách như con mọt, học đỉnh cao không thằng nào trong khối địch kịp, đột nhiên lớ ngớ như thằng bù nhìn về trước câu hỏi trời đánh về cách trị mụn. Lắp ba lắp bắp một hồi hắn mới đưa ra câu trả lời “kinh dị” đến mức phải ăn một con 0 to tròn: nhúng mặt vào nước sôi, nhiệt độ sẽ làm chết các loại vi khuẩn gây mụn.
       Cuối cùng danh hiệu hoa hậu lớp tớ thuộc về Nghĩa với giọng nói cò lả trứ danh. Phần thưởng là một vương miện óng ánh và một tuần trêu là “đồ con gái”.
       Híc! chắc là không có tổ chức lần thứ hai đâu!
                                                                                                                                   LÊ HỒNG TRANG


  BÀN TRỐNG

 
    Sáng nay đến lớp sớm. Tôi chậm chạp tiến tới cái bàn quen thuộc. Rồi lôi sách vở ra làm bài như bao ngày khác.
   Thời gian trôi qua.. Căn phòng học ngày một trở nên nhộn nhịp và náo nhiệt hơn. Học sinh đến đầy lớp khiến cảm thấy nơi đây dường như quá chật hẹp
   Chuông truy bài. Vì đã làm xong bài và đã được kiểm tra, tôi thảnh thơi lôi len ra đan. Cũng dài ra phết đấy! Tôi đan một cái khăn tặng Nam.
   Tôi quay sang khoe:
- Nam ơi!
    Trống.
    Vắng
   Chẳng có ai cả. Tôi thắc mắc:
- Nam đâu rồi, hả Hạnh
Hạnh ngơ ngác trả lời tôi:
- Nam đi Mỹ rồi mà!
Tôi giật mình. Buông que đan. Cạch.
Buồn quá
Tôi đã từng ngồi hai tuần một mình nhưng khi nghe Hạnh nói, chẳng hiểu sao…
Ư! Chảy nước mắt rồi!
 Vậy mà hôm chia tay Nam chẳng khóc tí nào. Tôi là vậy!
Nắng chiếu vào lớp học, đúng chỗ Nam, khiến cho cái bàn của tôi và Nam trơ trọi hơn.
Nắng chiếu trên bàn chỗ Nam vẫn viết bài, trên ghế chỗ Nam hay ngồi, trên tường chỗ Nam, trên tường chỗ Nam hay tựa lưng. Tất cả vẫn còn đó, chỉ có người là không còn đó.
Nam à! Đối với một con bé như tôi, tù trước đến nay, Nam vẫn chỉ là người bạn bình thường. Vậy mà lúc Nam chẳng còn ở đây nữa, tôi mới thấy ân hận biết chừng nào. Nam thực sự rất quan trọng với tôi.
  Không có Nam, phải tự thân vận động nhiều hơn. Không có Nam chẳng có ai giải toán bài tập cùng. Không có Nam, mỗi khi mệt, chẳng có chỗ để ngả đầu. Không có Nam, chẳng có ai đưa về. Và thực tế, không có Nam…chẳng có ai ngồi cạnh.
Lớp chỉ có 29, sẽ khó chia đội, nhóm trong mọi trò chơi, công việc, sẽ khó có nguồn tư liệu tin cậy và nhanh chóng trong các giờ thực hành. 
Không có Nam, tất cả sẽ buồn! Nam à. Tớ không muốn ngồi một mình đâu!. Nhưng tớ sẽ chấp nhận ngồi một mình với điều kiện sang Mỹ cậu phải học thật giỏi, phải vào Havard cho tớ. Cậu làm được chứ? Tớ tin là cậu làm được! Nếu không tớ sang tận đó lôi cổ cậu về, nhớ đấy! 
 Và còn một điều bắt buộc nữa: Không được quên A1!!!
Lòng tôi bình lại. Đâu đó, dường như nhân nào trong lớp tôi đang hát “A1 của tôi”
     ….Dù sau này có lớn khôn 
         Thì lòng vẫn nhớ thương 
          Bên A1….thật ngọt với cái giọng “xém ca sĩ”
          Tặng Nam và A1 của tôi



CẢNH TẾT



     Giáp Tết nó cùng mẹ đi chợ. Tết rồi phải mua nhiều thức ăn cho mấy ngày. Vào chợ nó thích lắm, không khí xuân tràn về náo nức hiện lên tươi sáng trong tầm mắt mỗi người. Nó hình dung về cái tết ấm áp bên gia đình, nhận những phong bì lì xì may mắn và nở nụ cười tươi tắn mặc dù gió lạnh làm run lên. Đào, quất bán khắp nơi, dòng người táp nập đi mua sắm. Mẹ nó mặc dù bận cũng không quên thưởng cho nó cái bánh rán nóng để trả công cho việc giúp mẹ xách đồ.


 Ra đến cổng, nó thấy một bé gái ăn xin ngồi co ro trong bộ đồ rách rưới. Cô bé ngước nhìn nó với đôi mắt ngây thơ, tội nghiệp. Bỗng dưng nó cảm thấy khóe mắt cay cay và đưa cho bé gái chiếc bánh mà mẹ thưởng cho nó. Em bé nhìn nó với lòng biết ơn. Nó cười rồi nghĩ liệu em bé có được ăn một cái Tết như nó không nhỉ? Trời không mưa, sao nó thấy mắt ươn ướt.

                                                                                            NGUYỄN NHƯ TRANG

                                                                                           


15 tháng 10, 2011

EM TẬP LÀM BÁO (tiếp theo)

BÀI VIẾT KHÓA II (2006 -2007) 

CẬU ẤY  

       Ngay từ hồi cậu mới vào lớp, tớ và cậu đã được cô  xếp ngồi cạnh nhau, và từ đó tớ biết đến cậu – một thằng ngốc xít. Chẳng hiểu làm sao, tớ ghét cậu kinh khủng. Ghét cậu từ cái chuyện cậu bắt tớ chui gầm bàn. Ghét cậu từ cái chuyện cậu hay coppy bài của tớ, ghét đến cả cái kiểu cậu hay trêu tớ rồi chạy biến đi nữa.
  Tớ ghét cậu, ghét thế không biết nữ. Ngồi cạch tớ mà lúc nào cậu cũng pha trò làm tớ không biết bao lần bị đứng lên góc lớp. Hờ hờ, chính vì thế, lúc còn làm tổ trưởng. tớ đã “ lạm dụng chức quyền” trù cậu bẹp dí. Chính vì thế, khi làm bài kiểm tra, tớ cố tình viết đáp án sai để cậu cọp pý vào rồi khi nào gần thu bài tớ lại sửa đáp án đúng. Tớ ghét cậu bởi cái kiểu cậy  mình giỏi tiếng Anh rồi lừ tớ (cậu nhá, cái lần cậu lừa tớ chẳng qua hồi lớp một tớ chưa biết gì thôi nhá).
   Nhưng tớ cũng rất ghét chính bản thân mình. Không biết bao nhiêu lần tớ đánh cậu “suýt chết”; đếm ra thì không biết bao nhiêu là vết tím trên tay, trên lưng; kể ra thì không hết những lần tớ đè cậu nằm lăn ra đất; chẳng biết là lần thứ bao nhiêu tớ bắt cậu nói con chó xin lỗi chị ạ. Xin lỗi cậu rất nhiều, vì đã làm cậu đau. Xin lỗi cậu rất nhiều. Xin lỗi…!!!
       Nhưng cậu phải xin lỗi tớ, đồ đáng ghét ạ. Cậu làm mọi người hiểu lầm tớ thích cậu(khổ hơn nữa là cậu lại thích cái bạn gì ý, lại mang tiếng tớ). Cái lần mẹ tớ đến trường đón tớ, thấy tớ đang đánh cậu chí chát, mẹ mắng tớ con gái con đứa mà như thế đấy à. Xin lỗi đi, về cái chuyện hồi lâu rồi tớ cướp kính của cậu, rồi cậu không lấy lại được thế là nhờ thanh đi cứu. Con trai mà “anh hùng” thế à – lúc nãy tớ nghĩ thế đấy – rồi tớ sẽ giả bộ dỗi cậu mấy hôm xem cậu có biết “lỗi lầm” mà để “sửa chữa” không. Mấy hôm sau đó, cậu tiếp tục trêu lén tớ, nhưng tớ cứ bơ đi. Rồi mấy hôm tiếp theo lại xuất hiện cái tin đồn kinh khủng là tớ thích cậu, làm tớ với cậu ngại chẳng dám nhìn vào mặt nhau nữa(thế có chết không chứ). Từ lúc ấy, tớ với cậu gặp nhau mà cưa như người dưng, chẳng thèm chào hỏi gì hết. Khiếp, tớ giận cái bọn phao tin đồn đấy kinh khủng, bon nó “cướp” mất cái tình bạn”quý báu” của bọn mình nhỉ.
      Cho đến hôm nọ Tâm nói cậu sắp đi Mỹ…Tớ bàng hoàng, sững sờ, miệng chỉ lắp bắp được một câu “Sao nó lại đi?”. Tâm nó lai trêu một câu “Nó đi Quỳnh Anh thế nào cũng nước mắt ngắn nước mắt dài cho mà xem” làm tớ nói mạnh mồm “Nó thích thì nó cứ cút đi quên biết gì mà khóc với chả lóc”. Nghĩ lại sao mình lại thế nhỉ???Lên xe mà đầu óc cứ nghĩ mông lung, về cậu – và những kỷ niệm của bọn mịn. Nhưng rồi lại ung dung . Chắc còn lâu cậu mới đi nhỉ?
      Trưa nay vừa hớn hở lên xe vì qua được 3 tiết toán căng thẳng, quay sang định với Giang thì… Một bạn lớp cậu nói với tớ “Hôm nay nó chia tay lớp rồi!”
        Cái gì cơ? Không thể nào tin vào tai mình nữa. Sao cậu lại đi sớm thế. “Thế à, đi thì cứ đi liên quan gì nhỉ?”. Đến bao giờ thì cậu đi?- “Tự nhiên nói cho tớ làm gì, ai quen biết gì nó đâu?”. Cậu đi đường đột thế tớ biết làm sao? – “Nó là thằng khỉ gió nào nhỉ?”. Tớ bị điên mất rồi. Rõ ràng tớ không nghĩ thế nhưng sao miệng tớ lại thốt ra những lời quái gở thế này? Rồi tớ quay vội vào trong, ngăn không cho mọi người nhìn thấy đôi mắt ướt đẫm nước mắt trực tràn mi từ lúc nào. Nghe thấy một giọng nói hóm hỉnh quen quen, tớ quay ra, thấy cậu đứng đáy từ lúc nào. Tớ không đủ can đảm để nhìn vào mắt cậu thay cho một lời xin lỗi về sự ngốc xít ngớ ngẩn của tớ. Giận mình quá.Đồ hèn, sao mình không dám nói ra nhỉ - Ừ, tớ xin lỗi – Cậu đi bao giờ thì về - Ừ thì Yahoo ID của cậu là gì – Đơn giản quá mà. Trước kia tớ đánh cậu, chửi cậu chí chát cơ mà…Những câu đơn giản thế này mà không nói được sao? Cậu xuống cuối xe, tớ ân hận, bưng mặt khóc một cách ngon lành. Khóc rồi Tân nó cứ quay xuống nhìn, xấu hổ quá đi thôi.
       Lúc cậu xuống bến tớ thực sự hoảng sợ. Hoảng sợ thực sự. Chẳng lễ đây là lần cuối cùng tớ được thấy mặt chuột kẹt(mẹ tớ bảo cậu thế) của cậu sao. Cái khuôn mặt này trước kia cứ nhìn vào là tớ lại phì cười, vậy mà sao bây giờ nhìn lại chỉ muốn khóc thế??? Cái đó… Đỗ dã man. Cậu đi không định nói với tớ câu nào à? Tớ nhìn cậu. Nhìn thật kỹ như để cố giữ lại hình ảnh của cậu trong tâm trí tớ. Cậu chỉ ngượng ngùng giơ được cái bàn tay vẽ đầy các thứ linh tinh lên chào tớ, nói không thành câu “Tạm biệt”. Chỉ thế thôi sao. Thực sự lúc ấy tớ chỉ muốn quay ra ôm cậu, chỉ một cái thôi, thật chặt. Nhưng tớ là con gái…Co gái mà…Con gái thì không được như thế…Chính cái sự suy nghĩ ngu ngốc ấy làm tớ ân hận quá. Đến bây giờ. Có thế là mãi mãi…
   Giờ thì mọi sự đã quá muộn rồi. cậu đi mà tớ nhìn cậu trong tiếc nuối vô hạn. Giá lúc ấy, tớ can đảm hơn một chút nhỉ. Có người chẳng đã nói “Cuộc đời một chuỗi giá như” còn gì?. Đồ hâm, tự nhiên lại đi dỗi cậu. Đồ hâm…
   Bây giờ có muốn cậu trêu cũng chẳng kịp, có muốn cậu ngồi sổ đầu bài thì cũng đã quá muộn. Tớ chỉ mong cậu đi giữ gìn sức khỏe, học hành cho tử tế và đừng có(hay chính xá hơn là CẤM KHÔNG ĐƯỢC PHÉP) quên bạn bè của cậu(nhất là tớ nhé).
  Dẫu biết cậu chẳng bao giờ đọc được những dòng thế này(thế nên tớ mới viết thoải mái thế này chứ) nhưng thực sự tớ vẫn luôn muốn nói với cậu những điều ấy, rằng đằng sau những lời nói quá quắt, độc mồm độc miệng của tớ vẫn luôn là một tình cảm đặc biệt tớ dành cho cậu, cho riêng cậu và chỉ mình cậu mà thôi. Không có ấy đằng này vẫn sống. Không có ấy dằng này vẫn cười, không có ấy dằng này vẫn không khóc. Không có ấy, đằng này vẫn ở quanh những người bạn. Không có ấy, đằng vẫn có thể tự làm mọi việc. Không có ấy , đằng này vẫn hát. Không có ấy, đằng này sẽ có thời gian để tâm vào những việc khác…Nhưng không có ấy, đằng này sống một cách vất vả. Không có ấy, đằng này chỉ nở những nụ cười gượng gạo. Không có ấy, đằng này không khóc bởi vì đằng này vẫn nuốt nước mắt vào lòng. Không có ấy, đằng này cảm thấy cô đơn khi ở giữa cả thế giới…                                        
                                                                                          NGUYỄN NGỌC QUỲNH ANH



HÀ NỘI VÀ TỆ NẠN

      Trong xã hội loài người có vô vàn vấn đề cần được giải đáp. Địa phận Hà Nội – mô hình xã hội thu nhỏ, có bao nhiêu việc bức xúc xảy ra. Ma túy cũng là vấn đề nóng trong xã hội cũng như trong địa bàn Hà Nội mà toàn thể mọi người đang quan tâm.
     Trước tiên, ta cần hiểu ma túy là một số chất tự nhiên hoặc tổng hợp có tác dụng ức chế hoặc kích thích hệ thần kinh, làm giảm đau hoặc có thể gây ảo giác. Ma túy được dùng cho bệnh viện, hay các trường hợp trong y học cần thiết. Tuy nhiên, do sự không hiểu biết, bồng bột của con người khiến ma túy là chất có hại cho con người và ăn dần, phá hủy xã hội loài người.
   Ma túy được tạo ra từ nhiều nguyên liệu khác nhau trong tự nhiên, ma túy có thể là lá quả của cây anh túc, cần sa, côcain, thuốc phiện. Một số loài là thuốc tân dược gây nghiện nhưng hàm lượng không cao. Hàm lượng có nhiều trong các loài thuốc mooc phin, xê –xen, đôlacgan…
    Ma túy có thể đưa vào cơ thể qua con đường hô hấp, hút, ngửi, hít qua hệ thống tiêu hóa: nhai, nốt, uống, qua hệ thống tuần hoàn: tiêm , chích(dùng ma túy ở thể lỏng).
     Ma túy là chất kích thích, dùng được ở mọi độ tuổi nhưng phần lớn người sử dụng là thanh thiếu niên. Đây là điều vô cùng đau xót vì thanh thiếu niên là thế hệ đưa đất nước vào tương lai, đưa đất nước đổi mới. Vậy mà thay vì cống hiến sức lực và trí tuệ cho tổ quốc, họ lại ra sức cuốn mình vào vòng xoáy những con nghiện, làm tổn thương đến chính bản thân, gia đình và xã hội. Điều gì khiến họ trở nên bồng bột và thiếu tự chủ như vậy? Có một nghìn lẻ một lý do thanh minh cho điều đó nhưng có lẽ có hai lý do chính: do chủ quan và khách quan. Chủ quan là do họ thiếu ý thức trách nhiệm hiểu biết nên không định hình được bản thân. Họ thiếu hiểu biết về tác hại của ma túy nên đã sa vào con đường tội lỗi này. Lý do khách quan là bị bạn bè rủ rê, lôi kéo hay bị lừa, đưa vào con đường nghiện hút. Tóm lại có rất nhiều lý do khiến con người sa ngã vào ma túy nhưng mỗ chúng ta cần tự chủ động giữ mình để không bao giờ sa ngã vào thói hư, tật xấu đó.                                                                                                                                                                                  NGUYỄN THANH TÂM
   

CON MẮT NHÌN

Tôi đang hối hả cưỡi “con ngựa sắt” của tôi đến Cung Thiếu nhi Hà Nội. Tôi học lớp báo chí ở đó. Tôi học để trở thành nhà báo tương lai. Chỉ còn một tháng nữa là kết thúc khóa học. Giờ đây tôi bỗng thấy mình nhìn mọi thứ bằng con mắt khác: thực tế hơn và hoàn chỉnh hơn. Tôi có thể phân tích mọi thứ một cách chính xác hơn và biết đâu là việc tích cực, đâu là việc tiêu cực. Tôi cũng có thể sử dụng những gì được học để ứng xử, để hiểu tường tận nghĩa của mọi việc từ những câu nói ẩn dụ sâu xa của người lớn lẫn ý nghĩa của một hành động. tôi nhận ra được cuộc sống đang tiến triển quanh mình với những phức tạp của nó. Mọi thứ đều có ý nghĩa nhất định tùy theo quan điểm của mỗi người và nhà báo là định hướng cho mọi sự việc đi theo chiều hướng đúng. Đó gần như là sự đúc kết của những bài học mà tôi học ở lớp báo chí. Và tôi cảm thấy mọi việc không còn mù mờ nữa mà như có một chân trời mới đang mở ra trước mắt tôi…
                                                                                                    HOÀNG GIANG


MÔI TRƯỜNG HIỆN NAY NHƯ THẾ NÀO?

   Tôi được tham gia một cuộc họp của những loài thú sống trong rừng. Ngày hôm đó, có đầy đủ các loài vật từ kiến,giun, dế cho đến loài to lớn như voi, gấu, tê giác…Ngồi trên ghế là sư tử với dáng dấp oai phong lẫm liệt. Ngài hỏi:
 “Hỡi những lào vật! trước kia các ngươi thấy môi trường của chúng ta ra sao?”
Một chú kiến nhỏ phát biểu:
 “Hiện nau môi trường của chúng ta đang bị hủy hoại một cách nặng nề, người thì đua nhau làm nhà, xây dựng các nhà máy xí nghiệp độc hại làm ô nhiệm môi trường. Đã như vậy họ còn tranh hết đất của chúng tôi, đến một tổ kiến cũng không còn chỗ. Chúng tôi phải sống trong những bãi rác, ngày đêm phải ngửi mùi hôi tanh. Lũ kền kền thì đua nhau bới lên làm mùi càng bốc nặng khiến chúng tôi không sao ngủ được”.
 “Đúng vậy! đúng vậy!” lũ động vật thi nhau cất tiếng làm đanh cả một vùng làm khiến ngài sư tử cũng phải…
 “Trật tự!” một tiếng gầm khủng khiếp. “Ta bảo mọi người trật tự!Vậy chúng ta nên làm sao bây giờ?”
 Chó sói kêu: chúng ta nên tấn công con người, chiếm lại vị thế của chúng ta trước đây, chúng ta phải cho con người biết rằng tội của con người là như thế nào/”
 Đôi mắt đỏ rực của con thú làm cho tôi hãi hùng.
 “Chúng ta không nên làm vậy mà phải cho họ hiểu rằng: không nên phá hoại môi trường nữa”, thỏ góp tiếng.
 “Ta đồng nhất quan điểm với thỏ. Vậy mọi người có đồng ý không?” Sư tử nói.
 Có chúng tôi đồng ý. Phải cứu con người, cứu chúng ta. Tất cả các loài đồng thanh.
 Các loài vật cũng biết bảo vệ môi trường, vậy con người chúng ta thì sao? Hãy làm gì đó trước khi quá muộn.

                                                                                                    PHẠM VIỆT HƯNG