Tìm kiếm Blog này

30 tháng 7, 2011

EM TẬP VIẾT VĂN LÀM THƠ

GIẢI KHUYẾN KHÍCH
 
 CÂY ỔI NHÀ EM

   Trần Tô An
   Lớp 5D Tiểu học Đại Yên
   Quận Ba Đình


Cây ổi mọc ở dưới sân
Mùa này ra quả chẳng cần chín ngay
Những bông hoa trắng rất hay
Rung rinh dưới gió vẫy tay cúi chào
Thỉnh thoảng lại thấy lao xao
Hoa ổi nói chuyện với đào với chim
Những lúc lặng gió lại im
Nhìn đàn gà mái lim dim dưới trời
Những đêm trăng tỏ sáng ngời
Hoa và lá ổi đẹp ngời ánh trăng
Thoạt trông nhìn ổi hay cằn
Bạn ơi có biết em chăm hàng này
Công lao em bỏ sớm ngày
Không sao sánh nổi quả đầy xum xuê




GIẢI C

ÔNG NGOẠI CỦA TÔI

Trương Quỳnh Anh
Lớp 6A THCS Cổ Loa
Huyện Đông Anh

      Trong gia đình nội ngoại, ai tôi cũng yêu quý, nhưng người mà tôi kính trọng và yêu mến nhất là ông ngoại.
   Ông tôi rất hiền hậu và mẫu mực. Dù bận rộn với công việc nhưng ông hay giúp đỡ mọi người, ông còn rất nhiệt tình và niềm nở nên ai cũng yêu quý ông.
    Trước kia, ông tôi tham gia hoạt động cách mạng trong làng xóm. Ông đã từng bị địch bắt, tra khảo ở đồn Phủ Nỗ. Ông tôi trước sau  vẫn một lòng , một dạ với nước nhà. Sau đó, ông tôi về nhà đi công nhân và nhờ sự phấn đấu nỗ lực, ông được làm cán bộ. Nghe bà tôi kể, cuộc sống ngày xưa vất vả, đói khổ lắm, mỗi sáng bà thường bà thường dậy sớm rang ngô cho ông ăn để đi làm và gói một ít mang đi đường. Mùa hè nóng nực hay mùa đông buốt giá, với chiếc xe đạp cũ, ngày ngày ông vẫn đi làm đều, khi thì làm tận ở Đức Giang- Bắc Ninh. Công việc của ông tôi vất vả là thế, vậy mà ông vẫn vừa học , vừa làm, lại dạy đỗ các con còn bé thơ nên người. Ngoài việc học để nâng cao tay nghề, ông tôi còn đi học văn hóa ở Hải Dương ba năm liền. Ông tôi biết nhiều về lịch sử lắm, cái gì đó có thể khiến ông quên chứ riêng về lịch sử nước nhà thì ông nhớ rất rõ. Mỗi khi tôi hoặc các anh chị có điều gì thắc mắc hỏi ông thì ông giảng cho cặn kẽ, đâu ra đấy, không sót một chi tiết nào. Có lần tôi hỏi ông:
-  Ông ơi Lê Lợi là người như thế nào ạ?
   Ông ôn tồn :
-  Lê Lợi sinh năm 1385 mất năm 1433, là một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam sơn. Trước cảnh nước mất, nhân dân lầm than, ông đã dốc hết tài sản để triệu tập nghĩa sĩ, bí mật liên lạc với các hào kiệt, xây dựng lực lượng.
    Sau khi giảng xong ông hỏi tôi một câu:
-   Con đã rõ chưa?
    Tôi mỉm cười :
-  Rồi ạ!
    Tôi ngưỡng mộ ông vô cùng.
     Khi về hưu, ông chăm sóc vườn vườn cây trái và trông các cháu. Ông tôi yêu quý trẻ con lắm nên Người trông cháu rất khéo. Mấy anh chị bên ngoại  của tôi thủa nhỏ đều được ông chăm sóc, bế bồng. Tôi được nghe bà kể rằng xưa, bác Ba đi làm từ sớm đến tối mới về, chị Yến ở nhà với ông cả ngày. Tuy xa mẹ nhưng được sự yêu thương vỗ về của ông nên chị chơi rất ngoan, không hay khóc nhè. Tôi cũng vậy, được nằm trong vòng tay âu yếm của ông từ thủa nhỏ, nghe ông hát ru vào giấc ngủ êm đềm với câu ca dao quen thuộc: “Con cò… mày đi ăn đêm, đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao…” Và cứ thế tôi lớn dần. Khi tôi được đi học mẫu giáo, cứ chiều chiều, dáng người lom khom của ông dắt chiếc xe đạp cũ đón hai chị em tôi về nhà. Ông thường hỏi:
- Hai chị em ở lớp có ngoan không?, có khóc nhè không?, cô giáo dạy con những gì nào?
    Mỗi khi mẹ tôi có việc bận lại đưa sang gửi ông. Tôi còn gì vui sướng bằng khi được chơi với ông, được ông hái lá làm con nghé ngọ, gấp chiếc thuyền giấy thả bơi trên chậu nước, được ông mua quà bánh cho ăn,… Có lần, ông dẫn tôi ra sân kho chơi, thấy bọn trẻ đứa nào cũng có một miếng vải hay một tờ giấy mỏng mỏng gắn cả đuôi ở đằng sau rất đẹp, bay cao tít lên trời, tôi hỏi ông:
-  Ông ơi kia là cái gì vậy?
    Ông mỉm cười:
-  Đó là con diều đấy!
    Tôi nhõng nhẽo:
-  Ông ơi, con cũng muốn có diều cơ!
     Ông gật đầu rồi dắt tay tôi về nhà:
-  Hai ông cháu mình cùng làm diều nhé!
     Một lát sau, ông đã tìm đủ: hồ dán, giấy báo, dây dù, tre, kéo… cắt cắt, dán dán một lúc thì chao ôi! dưới bàn tay khéo léo của ông, chiếc diều xinh xắn hiện ra, hòa chung với niềm vui sướng của tôi. Sau đó, ông lại dẫn tôi ra sân kho thả diều. Cánh diều đơn sơ bay tít lên cao, đắm mình trong gió, cánh diều mang bao khát vọng bé nhỏ bay đi mãi, cánh diều muốn nói tuổi thơ thật đẹp, hồn nhiên và trong sáng. Tuổi thỏ tôi khi ấy còn được ví như tờ giấy trắng tinh khôi. Dưới vòm trời bao la  rộng lớn chỉ có vẻn vẹn nằm trong ánh mắt thơ ngây. Hồi ấy, cái gì tôi cũng thấy đẹp và đáng yêu lắm. Những gì ông dành cho tôi thật giản dị, thân thương chan chứa biết bao kỷ niệm. Ôi !những năm tháng đó làm sao tôi quên được. Khi tôi lớn lên, ông bắt đầu kể chuyện cho tôi nghe. Nào là “Truyện Kiều”; “Phạm Công Cúc Hoa”; “Tam Quốc Diễn Nghĩa” “ Tấm Cám”…đều được ông kể lại rất rõ ràng . Sau mỗi chuyện ông thường hỏi tôi:
-   Nào, nghe xong câu chuyện, con hiểu thêm những gì? Nói ông nghe đi!
   Rồi ông cháu tôi lại cùng nhau rút ra từ đấy những bài học cách ăn ở, đối nhân xử thế ở đời.
   Ông Kính yêu đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Ông là một người có cái nhìn rất mới mẻ, một con người tân tiến trong xã hội bây giờ. Thời ấy, theo lời bà tôi kể hầu hết các gia đình đều bắt các con thôi đi học để làm việc kiếm miếng ăn, hay dù có đi học thì chắn rồi bỏ, cha mẹ cũng chẳng bảo gì. Nhưng với ông tôi lại khác, dù hoàn cảnh khó khăn đến mấy thì ông cũng nuôi các con ăn học đầy đủ. Ông không chỉ khuyến khích việc học mà còn bắt các con ai cũng phải học hết cấp III, nếu có khả năng thì ông cho học tiếp. Nghe bà tôi kể, bác Vĩnh ngày xưa lười học, trốn đi chơi bị ông bắt được cho một trận nên người. Rồi có lần bác còn giả vờ đặt sách ở đầu gường để học, nhưng thực thì lúc ấy đã ngủ “khò… khò”. Bác tôi láu cá, bướng bỉnh là vậy, nhưng ông vẫn kiên nhẫn dạy bảo. Đã hai lần bác thi lên cấp III đều trượt, nhưng ông vãn bắt thi lại, thi cho bằng đỗ mới thôi. Nhờ vào sự chỉ bảo ân cần của ông mà sau này bác Truyền và mẹ tôi đã học hết đại học, còn bác Vĩnh với bác Cả cũng đã học hết cấp III, ai cũng có việc làm ổn định, gia đình khi ấy trở nên ấm no, hạnh phúc hơn.
  Thời gian lặng lẽ trôi đi, mái đầu ông đã bạc trắng, Người một ngày một già yếu. Khi có các cháu đến chơi, ông vẫn hỏi han tình hình học tập của các cháu, nghe các cháu kể những chuyện ở trường, ở nhà. Ông khuyên nhủ chúng tôi phải cố gắng học hành. Rồi ngày mồng 5 tháng 10 năm 2010 (âm lịch) ông đã vĩnh biệt gia đình, họ hàng và ra đi mãi mãi. Ông để lại niềm tiếc thương vô hạn cho mọi người. Ngày đưa ông con khóc ông nhiều lắm, ông ơi!  Trong như giấc mơ con cũng mong được gặp ông. Mỗi chiều ra sân kho con lại nhớ về những kỷ niệm của ông cháu ta ngày nào. Thế là chẳng bao giờ con được thấy ông, nghe ông kể chuyện,…Khu vườn vắng bóng ông dường như cũng u buồn. Con đường không có bước chân ông trở nên trống trải hơn. Ông ơi, con hứa với ông, con sẽ chăm ngoan, học giỏi và tự tin vững bước trên con đường của đời mình!

GIẢI C

                                               NHẬT KÝ
Nguyễn Thị Minh Ngọc                            
Lớp 8A THCS Ái Mộ                                    
Quận Long Biên

     
    Ngày …….Tháng……Năm
Hôm nay là ngày đầu tiên của năm học. Hà Nội tràn ngập nắng.
Tên tôi là Vũ Trà My. Cái tên của tôi được xướng lên không biết bao nhiêu lần. Bởi lẽ, tôi là học sinh xuất sắc của cái trường này. Cả ba và mẹ của tôi là những ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng, không có lý do gì mà tôi lại không được thừa hưởng những tài năng âm nhạc của ba mẹ tôi. Tôi đang theo học tại một học viện thanh nhạc nổi tiếng. Âm nhạc là cuộc sống của tôi…   

        Ngày…..Tháng…….Năm 
  Nắng vẫn vàng ươn trải dài trên những triền đề
Hôm nay lớp tôi có một học sinh mới chuyển đến. Là một đứa con gái. Tôi vốn không thích những người mới chuyển đến. Hơn nữa, người mới chuyển đến ấy cũng tên là My. Trông thấp và đen hơn tôi nhiều.Hình như chuyển từ một miền quê.Chuyển hay không cũng thế thôi. Bởi tôi đau có bạn. Tình bạn với tôi giống như một câu chuyện cổ tích. Hay như không có thật 
  Ngày nào tôi cũng ra triền đê một mình. Tôi nằm dài và ngả lưng ra những bãi cỏ. Tôi lặng nghe âm thanh của những cơn gió, vị ngọt của đất trời. Rồi tôi thấy nắng, những hạt sương, thấy những chiếc lá. Tôi thích nắng, bởi trong nắng, tôi không cảm thấy cô đơn. Còn trong những cơn mưa, tôi mới chợt nhận ra mình không hề có những người bạn. Khi ấy tôi cảm thấy lạnh. Lạnh như những bản nhạc buồn...
  
        Ngày…….. Tháng……. Năm
   Nắng chói chang.
Tôi bị đem so sách với Hoàng My  - học sinh mới chuyển đến.
Khập khễnh. Họ nói Hoàng My có một chất giọng thiên tài. Còn tôi, chỉ đơn giản là hát đúng cao độ, hát chuẩn về thanh. Không đúng. Trong những bài hát của tôi còn có những cảm xúc nữa, tôi đã truyền vào đó cơ mà. Sao không ai nhận thấy???

      Ngày…….. Tháng……. Năm 
  Nắng gắt. Bây giờ là thời điểm nóng nhất của mùa hè. Ánh nắng chiếu từng tia xuống dưới mặt đất nhu muốn thiêu cháy tất cả. Hàng cây cũng cũng đứng lặng lẽ. Không một gợn mây, cũng không hề có gió. Những cơn gió chỉ chợt vu vơ thoáng qua…
“ Music for all” – cuộc thi về âm nhạc được tổ chức tự do 4 năm một lần. Đây là dịp so tài rất tốt đối với những người như tôi. Tôi sẽ thật sự cố gắng, tôi không muốn thua bất kỳ ai “Rồi bạn sẽ biết ai là người chiến thắng, tôi và bạn không cùng thuộc về một thế giới” 
        
       Ngày…….. Tháng……. Năm 
  Bầu trời đã xuất hiện những gợn mây lăn tăn, những vẫn nắng chói chang như thế. Tôi thích nắng, bởi nắng đẹp, và không mang lại cảm giác cô đơn như những cơn mưa. 
   Hôm nay nay là ngày diễn ra cuộc thi. Với chất giọng của mình, tôi tự tin đứng lên và hát một bài hát bằng tiếng Anh. Tiếng Anh là sở trường của tôi. Khi tôi hát, cả khán phòng sôi động, thậm chí khi tôi hát xong còn có những bông hoa gửi lên rất nhiều. Tôi tin chắc tôi là người chiến thắng.
  “Đó là màn trình diễn bằng tiếng Anh của bạn Vũ Trà My, còn bây giờ xin các em nghe một thí sinh khác cũng với cái tên thật dễ thương Hoàng My”.
 My xuất hiện trong một váy quê mùa. Ở dưới khán phòng bắt đầu có những tiếng cười khúc khích. My nhẹ nhàng cầm chiếc micro lên và nói: “Hôm nay tôi đến không phải để dự thi. Tôi đến hát, bởi hom nay là sinh nhật của mẹ tôi. Tôi muốn mẹ tôi có thể nghe thấy tôi hát. Đó là ước vọng của mẹ tôi…” Và My đã hát. Bài hát ấy là một bài hát rất bình dị. Nó không sôi động. Rất bình yên và trầm lắng. Cả khán phòng lặng yên. Bản nhạc rất nhẹ nhàng mà thấm sâu vào lòng người. Đó Là bài hát nói về một người mẹ rất nghèo khổ, có một cô con gái rất yêu thích âm nhạc, nhưng bà vẫn cố gắng làm việc để cho con theo đuổi đến tận cùng ước mơ của mình
                     Con gái của mẹ hãy gắng bước
                      Trên con đường mà mẹ đã chọn
                      Và mẹ mãi yêu con 
                       Sẽ mãi yêu con.
  “Tuy rằng rằng mẹ của tôi đã không còn nữa, nhưng tôi tin chắc rằng mẹ của tôi vẫn dõi theo tôi từng ngày, con mong… mẹ sẽ nghe thấy con. Chúc mừng sinh nhật mẹ”. Khóe của ai cũng long lanh những giọt nước mắt. Họ khóc. Họ đứng dậy vỗ tay…Còn tôi chẳng ai nhớ đến tôi cả.
Vì sao???
Tôi đã rất cố gắng mà
Vì sao không được công nhận???
Chẳng ai nhận ra trong giây phút đó có một cô bé lạnh lẽ với hàng mi ướt đẫm nước mắt lao ra khỏi khán phòng. Lao ra với đôi mắt nhòe nước, cô không còn nhìn ra được rõ đường đi nữa. Chạy… và rồi… 
Két!!!!!
Uỳnh!!
Không gian… lặng im…Có một cô bé nằm đó.Trên khuôn mặt ướt đẫm những giọt nước…Mắt cô nhắm nghiền…. Một làn gió chợt thoáng qua… Vẫn là một ngày nắng như bao ngày… 
  - Bác sĩ! Bác sĩ! Con tôi sao rồi???  
  - Ca phẫu thuật khá thành công, song vẫn có những di chứng để lại sau này. 
  - Ý bác sĩ là sao??? 
  -  Có thể con gái ông bà sẽ bị tổn thương tại não hoặc một số cơ quan khác. Việc này chúng tôi chưa thể chẩn đoán gì thêm. Hiện tại chúng tôi đang tiến hành theo dõi. Gia đình cần chuẩn bị sẵn tinh thần để đối đầu với tình huống xấu nhất. 
                                                            
                                                           *******
    Mở mắt, My nhìn quanh. Đây là đâu?  Sao đầu của mình lại đau nhức thế? Hình như nó đã lờ mờ nhớ ra mọi chuyện…Nhưng…
Cả thân mình của nó bị bó những dải băng màu trắng. Có lẽ đây là bệnh viện. 
 Mẹ của nó đang ngồi bên gường bệnh thấy nó thức dậy mừng cuống. Mẹ nó hỏi:
  - Con gái của mẹ đã thức dậy rồi à?? Mẹ lo cho con quá!!
  -…………………………………..lặng im
  - Con sao thế? Hay là do con mệt quá? Sao con không nói gì với mẹ
  -   ……………………………………..vẫn lặng im 
 Khuôn mặt của nó dần dần chuyển sang một màu xanh. Chuyện gì thế này?? Nó… không nói được nữa!! Tại sao?? Một lần nữa, nó lại khóc! Tại sao lại không nói được??
 -  Có lẽ bệnh nhân bị mất đi khả năng giao tiếp do vụ tai nạn đó chấn động quá mạnh – Bác sĩ lắc đầu thở dài.
 -  Vậy có nghĩa là sao hả bác sĩ?? Con tôi sẽ không nói được nữa ư??
 -  Đây là một trong trường hợp hi hữu khi bị chấn động. Chung tôi rất lấy làm tiếc…
 -  Nó không còn tin vào những gì mình nghe thấy. Âm nhạc là cuộc sống của nó. Không thể nói được… Không thể hát ư?... 
 Từ đó cuộc sống của nó như phủ một màu đen. Nó không còn nhìn thấy được những gì đang diễn ra trước mắt mình. Nó cũng không quan tâm. Đến trường thanh nhạc nó không thể hát. Nó trở nên một người thừa…Nó bỗng cảm thấy lạc lõng giữa dòng đời này. Một mình nó ngồi ở chiếc bàn gỗ, viết lên những dòng nhật ký.    

      Ngày…….. Tháng……. Năm   
Một ngày mưa tầm tã. 
Hôm nay tôi cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết. Tôi đã yêu âm nhạc như yêu chính bản thân mình. Thế mà giờ đây, tôi sẽ mãi mãi không được nói nữa. sẽ không còn những ngày được luyện thanh cùng bạn bè, sẽ không còn là học sinh xuất sắc, sẽ không còn là niềm tự hào của ba mẹ. Tất cả… chấm dứt rồi…..
Từ đó nó không đi học. tự chui vào cái thế giới của chính nó tạo ra. Thỉnh thoảng nó lại xem video clip của chính mình. Rồi lại khóc.Lại nhớ. Tốt nhất là không nên xem…. Cũng chẳng nên nhớ…Vì đằng nào cũng là quá khứ…
   - My con có bạn đến tìm con kìa.
Nó hơi ngạc nhiên. Nó đâu có bạn. Ngay cả những người bạn bình thường nhất cũng không có.
   - Hoàng My bước vào với nụ cười thật tươi   
   -  Vũ My à, mình lo cho bạn quá!!
Thấy nó tròn xoe mắt, Hoàng My nói:
   -  Tại mấy hôm bạn không đi học, mình thấy rất lo, tại mình mới chuyển đến nên phải hỏi địa chỉ của bạn đấy
  Bây giờ nó không muốn gặp ai, cũng không muốn cho ai thấy bộ dạng thảm thương của nó lúc này. Tại sao bạn lại đến hả Hoàng My??? Bạn đã thắng rồi cơ mà… Trong cuộc thi đó… Nó không muốn nhớ lại. 
  -   … Bạn không thể hát, không có nghĩa là mọi thứ đã chấm dứt. Bạn còn có đôi bàn tay, đôi mắt, niềm đam mê. Bạn có thể chơi bất kỳ khi nào bạn muốn. Khi bạn tin tất cả đã chấm dứt, lúc ấy mới thật sự bắt đầu Nó nhìn vào đôi mắt của My. Đôi mắt ấy ánh lên niềm tin, hay do nó đang cảm thấy rất lạ… Đây là tình bạn… Mà ngày trước, nó đã nói nó không bao giờ cần đến những người bạn…
  
      Ngày…….. Tháng……. Năm
Một ngày đầy gió và nắng.    
Đã hai năm kể từ khi tôi không thể cất tiếng nói. Nhưng suốt hai năm đó, tôi chưa bao giờ cảm thấy hối hận, hay luyến tiếc một cái gì đó. Giờ đây tôi mới biết thế nào là tình bạn, thế nào là đứng lên sau những vấp ngã, và quan trọng hơn, giờ đây tôi mới biết mở rộng tấm lòng của mình.   
My ngày nào cũng đến thăm tôi sau những buổi tan học. Bạn ấy đã giúp đỡ tôi thật sự rất nhiều. Có những hôm tròi mưa, tôi sợ rằng bạn ấy không đến. Nhưng không bạ xuất hiện đều đặn trong những cơn mưa vẫn là hình bóng bé nhỏ ấy. tôi cảm thấy ấm áp trong lòng mỗi khi nhìn thấy My. My bây giờ đang là học sinh xuất sắc tại học viện thanh nhạc, nhưng tôi lại không hề cảm thấy đố kị hay ghen tức. Đây là lần đầu tiên tôi cảm thấy vui cho niềm vui của người khác. Tôi bắt bắt đầu tập luyện chơi piano được khoảng hơn hai năm. Và niềm động lực quan trọng nhất của tôi vẫn là My. Tôi không thể tưởng tượng được cuộc sống của tôi sẽ ra sao nếu thiếu My hai năm về trước.
  My à, cảm ơn cậu rất nhiều. Cậu thực sự là ánh sáng của cuộc đời tớ. Nếu một ngày nào đó, Thượng Đế cho phép tớ có thể nói, dù chỉ một câu, tớ sẽ nói mà không hề ngần ngại rằng: “ My à, tớ yêu quý cậu rất nhiều, chúng ta sẽ mãi mãi là những người bạn”.
  
      Ngày…….. Tháng……. Năm
    Một ngày mưa.
    Hôm nay tôi đã đến lớp, nhưng không thấy My đâu. Mọi người nói rằng My đã chuyển trường đi rồi, đi đến một nơi rất xa , rất xa Việt Nam này. Nhưng trước khi đi bạn ấy để lại cho tôi nhắn chỉ vỏn vẹn: “ Hay cố gắng lên nhé, bạn của tôi”
    Mười lăm năm sau. 

      Ngày…….. Tháng……. Năm
   Một ngày thu đẹp trời với bầu trời xanh thẳm.
   Tôi bây giờ đã trở thành nghệ sĩ piano nổi tiếng. Tôi đã đi khắp thế giới để giúp đỡ các em nhỏ có hoàn cảnh giống như tôi, giúp đỡ những gì My đã từng làm. Tôi nhận ra một điều rằng âm nhạc sinh ra để giành cho tất cả mọi người, và tôi cũng nhận ra rằng cuộc sống của con người không thể thiếu hai điều quan trọng: Đó là âm nhạc và tình thương yêu. Tôi đã có một tình bạn thật đẹp từ hồi thơ ấu, đó chính là động lực lớn nhất đã thúc đẩy tôi đi trên con đường mình đã chọn. Nếu như không có My, thì có lẽ tôi sẽ mãi mãi không tự đứng dậy được bằng đôi chân của mình. Cảm ơn bạn nhiều lắm, người bạn thân nhất của tôi…
  THÔNG ĐIỆP MÀ TÔI MUỐN GỬI ĐẾN CÁC BẠN ĐÓ LÀ: HÃY SỐNG THẬT VỚI LÒNG MÌNH, YÊU THƯƠNG NHIỀU HƠN, BỞI VÌ TÌNH BẠN CHÍNH LÀ ĐIỂM SÁNG NHẤT CỦA CUỘC SỐNG, HỆT NHƯ ÂM NHẠC VẬY


                                 Hoạt động dã ngoại trại "Em tập viết văn làm thơ" tai hồ Núi Cốc - Thái Nguyên

23 tháng 7, 2011

EM TẬP VIẾT VĂN LÀM THƠ

GIẢI KHUYẾN KHÍCH
 
THƯ THĂM BẠN 
 
  Hoàng Thùy Dương
                  Lớp 4A Tiểu học Nguyễn Trãi
Quận Thanh Xuân

                                                               Hà Nội ngày 18 tháng 3 năm 2011
           Mywako Sato thân mến!
     Mình là Hoàng Thùy Dương, học sinh lớp 4A trường tiểu học Nguyễn Trãi, Quận thanh Xuân. Hôm nay, khi đọc báo trên máy tính, mình rất bàng hoàng vì trấn động đất và sóng thần  đã cướp đi bao sinh mạng của bao người trên đất nước bạn, và mình biết khi sức mạnh khủng khiếp của thiên nhiên, lan đến ngôi làng của bạn, cơn sóng đang gào thét dữ dội đó đã cuốn theo người mẹ của bạn. Mình gửi bức thư này, chia sẻ nỗi buồi cùng bạn.
    Sato à, mình biết bạn rất đau khổ khi mất người mẹ mà bạn hằng yêu mến, kính trọng. Nhưng mình tin rằng, bạn sẽ vượt qua nỗi đau này để vươn lên, vì người dân Nhật Bản luôn kiên trì, vượt qua khó khăn và không dễ dàng bị khuất phục , phải không? Sato hãy vững tin lên nha, vì bên bạn và đất nước của bạn vẫn còn những người bạn như mình. Cả thế giới cũng đang hướng về đất nước Nhật Bản của bạn nữa đó.
     Mấy ngày nay, trên khắp cả đất nước mình đang có phong trào quyên góp và ủng hộ đồng bào Nhật Bản thân yêu. trường mình cũng đang tổ chức đợt ủng hộ tiền, sách vở và đồ dùng học tập để giúp đỡ các bạn nữa đấy! Mình tin bạn sẽ sớm nhận được quà của chùng mình gửi.
          Chúc Sato mạnh khỏe! Bạn hãy cố lên nhé!



GIẢI KHUYẾN KHÍCH
 MÁI TRƯỜNG
Nguyễn Gia Hiển                                                              
Lớp 6D THCS Ái Mộ                                 
Quận Long Biên


               Tùng! Tùng! Tiếng trống 
                Gọi mùa thu về 
                Trống rung từng nhịp
                Đuổi đàn ve đi                                                 
                              
                              Mùa thu nắng nhạt
                               Nhuộm thắm cúc vàng
                               Mùa thu mênh mang
                               Thơm hương cốm mới
                                                                                                                                                                 Mùa thu gọi bạn
                                                              Ríu ran sân trường
                                                              Tiếng trống gọi bạn
                                                              Quây quần thân thương

                                          Hoạt động dã ngoại tại Hồ Núi Cốc - Thái Nguyên

GIẢI KHUYẾN KHÍCH
                                                    HY VỌNG  

Vương Khánh Linh
Lớp 5D Tiểu học Đại Yên
Quận Ba Đình



     Anh Quân là một cậu bạn trong lớp tôi, năm nay 11 tuổi. Cậu cảm thấy mệt trong nhiều ngày liền. Mẹ cho cậu đi khám, và bác sĩ cho biết cậu bị u não. 
  Cuộc sống của cậu thay đổi. Quân bắt đầu thành thói quen phải truyền thuốc, phải qua nhiều cuộc phẫu thuật. Những khổ sở về vật chất và tinh thần với một cậu bé là quá sức chị nổi. Bạn đã mất đi cuộc sống trước đây của mình, con người khỏe mạnh của mình.Cậu cũng không thể thực hiện được tất cả những mơ ước đầy những ước mơ nhiệt huyết và kế hoạch cho tương lai của mình. Thay vào đó là một con bị bệnh u não. Một người mà cậu nghĩ có thể, hoặc không thể sống lâu hơn được nữa. Một người mà sẽ rất khác trước đây.
Quân ở một bệnh viện tốt, các bác sĩ cũng tốt. Nhưng nếu cậu không có hy vọng thì bệnh tình sẽ càng nguy trọng. Rồi một hôm, có người gửi cho cậu một món quà và viết: “Cậu cố gắng lên nhé! Chỉ cần sự hy vọng thì có thể vượt qua tất cả. Chúc cậu may mắn!” Cuối cùng cậu cũng đã cảm nhận được sự hy vọng thật sự. Người đó cũng đã động viên Quân và cậu tự nhủ: “Mình có thể làm được!”.Những điều bé nhỏ có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Nhưng điều bé nhỏ ấy lại là sự động viên và sự hy vọng. Những điều ấy mà có, tất cả chúng ta có thể trao tặng.
Và tôi tin rằng, một ngày nào đó thì Quân sẽ về lớp với tôi, sẽ không phải ở bệnh viện nữa. Đó là lớp 5D.




GIẢI KHUYẾN KHÍCH

CƠN MƯA RÀO MÙA HẠ



Lê Sơn Tùng
Lớp 6A THCS Trương Vương
Quận Hoàn Kiếm

  
   Hè vừa rồi, tôi được bố mẹ cho về quê chơi. Ở đây cái gì cùng khác xa so với ở thành phố. Từ những con đường đi, nhà cửa, con người… cho đến thiên nhiên, hệ sinh thái… Ngay cả mưa cũng vậy.
Trước khi mưa bầu trời bao giờ cũng u ám, ông mặt trời mặt áo giáp đen ra trận chiến đấu. Những đám mây đen to, chắc nịch từ đâu kéo đến đầy trời, mang trong mình biết bao giọt nước mát lành. Ông mặt trời kéo theo những cô bé, cậu bé nắng trốn sau những dãy núi cao ngất. Bầu không khí ngột ngạt, khó chịu bao chùm lên khắp mọi nơi. Gió thổi lồng lộng làm những rặng tre nghiêng ngả, kêu cót két, làm rơm rạ bay tứ tung, bụi bay cuồn cuộn, khiến bác đa rùng mình đánh rơi máy chiếc lá xuống dất. Đàn chim nhạn bay về phía chân trời, gia đình chim sẻ vội vã bay về tổ, các anh cò dang rộng đôi cánh trắng phau, bay khuất sau những dặng núi. Đàn kiến hành quân đầy đường. Các bác nông dân vội vã thúc đàn trâu, vác quốc, vác cày chạy về nhà. Trong vườn nhà khung cảnh cũng thật  hỗn loạn. Mấy anh gà chọi chạy khắp vườn, đạp đổ mọi thứ, mồm kêu “quang quác”. Các chị gà tây cũng chẳng kém, cãi nhau om sòm tranh nhau chỗ trốn. Chị gà mái tơ gọi đàn con mau vào dưới đám khoai nước mà trú. Chỉ có anh gà trống mào đỏ mỏ khoằm đứng trên đống rơm, bảo mọi người bình tĩnh, nhanh chóng tìm chỗ trú ẩn, không nên tranh giành, cãi cọ nhau. Khi cả đàn gà ổn định, thì bày vịt ngan, ngỗng mới từ ao lạch bạch chạy vào, mắng mỏ lũ gà sao không đợi bạn bè, chỉ nghĩ đến mình. Mấy chú mèo lười đang nằm sưởi nắng, vội chạy vào bếp.
Những giọt mưa đầu tiên rơi tí tách. Rồi ngay sau đó, những giọt mưa to, nặng hơn rơi lộp bộp trên mái nhà mặt sân. Nước chảy vào trong các rãnh kêu róc rách, tạo nên những bản nhạc nghe thật vui tai. Những cây ổi, cay mít… xòe rộng cành lá, hả hê hứng nước mưa mát lành. Cô bưởi dỗ dành lũ con đầu trò lông lốc. Các chị hoa cúc, hoa hồng run lên bần bật. Bầy ếch nhái nhảy chồm chồm, vui sướng cùng nhau hát ca. Tiếng những chú ếch gọi nhau nghe thật ồn ào. Ngoài ao, đàn cá rô, cá chép nhảy lên , nhảy xuống thích thú. Trên bờ đê, lũ côn trùng kêu váng lên. Đường làng vắng tanh, chỉ có một vài bóng người lướt nhanh về nhà cho kịp. Mưa rơi trắng xóa. Đất trời lòa nhòa ẩn hiện sau làn mưa. Chớp lóe lên, bầu trời sáng rực.Sầm khanh khách cười, đất trời rung chuyển.    Mưa ngớt, bầu trời trong trẻo, sáng sủa, xanh. Cao vút. Các cô, cậu bé nắng nhảy nhót trên ngọn cây, ngọn cỏ, chảy trên mái nhà, trườn theo những thân cành, làm sáng bừng lên cả bầu trời không gian. Đàn chim lại bay ra, hót líu lo. Cây cối xanh tươi mát mẻ. Các bác nông dân lại ra đồng. Đàn gà lại ra sân bới đất tìm giun. Bầy vịt, ngan, ngỗng ra ao bắt cá ăn. Vạn vật được thay áo mới, ai ai cũng vui vẻ. Xa xa chiếc cầu vồng sắc sỡ bắc ngang qua bầu trời.
  Tôi thấy rằng, ở thành phố tuy tiện nghi đầy đủ hơn so với ở làng quê , nhưng ở đây lại có những điều, những thứ mà ở thành phố không hề có. Tôi sẽ về quê nhiều để có thể tận hưởng hết những thứ chỉ có ở làng quê thân thương, nơi có những con người giản dị, mái đình, mái chùa cổ kính rêu phong.



GIẢI B

MỘT TẤM LÒNG

Đỗ Khánh Hiền
Lớp 6A4 THCS Ngô Sĩ Liên
Quận Hoàn Kiếm

 Tiếng ồn ã của buổi tan trường làm dao động cả một khu phố.Tiếng xe cộ inh ỏi làm cho không khí hè về càng thêm nóng nực.Lân năm nay vào lớp sáu. Từ ngày đầu năm học, nó đã để ý trước cổng trường, dưới một gốc cây cổ thụ có ông lão ăn xin nghèo đói, khi hồi trống vừa đánh ròn rã, người ta thấy cụ lại ngửa mũ ra cầu xin sự cứu giúp đỡ của các cháu, ngóng đợi các cháu rủ lòng thương tới lão mà cho vài đồng bạc. Lân để ý đến ông cụ từ lâu lắm. Nó chẳng thấy ai cho tiền ông cụ cả. 
Nhìn vẻ nghèo nàn của cụ mà thấy thương. Quần áo cụ rách nát, chân cụ đi đất, đôi mắt cụ ẩn chứa nhiều phiền muộn, cứ nhìn thấy đám học sinh ào ra trường, đứa nào đứa nấy xin tiền bố mẹ, cầm trong tay nào là bim bim, cô ca, cứ tụ tập ở cổng trường mua quà. Một đám học sinh đi ngang qua, bé gái trong đám quay lại nhìn ông già ăn xin một cách thương xót, nhưng thằng anh đi cạch nó khẽ giật tay em.
-  Kệ ông ta đi em đừng nhìn!
   Họ đi khuất ánh mắt cụ. Cụ đã phải trải qua bao lần đau xót như thế này? Nó đứng lặng nhìn cụ hồi lâu. Cụ cố gượng dòng nước mắt. Nó cảm thấy bối  rối và đau thắt lại, cảm thấy như có một cục nghẹn ở cổ. Nó nhìn mà thương ông cụ lắm, liền lục khắp người để tìm xem có tiền không, nhưng mãi chẳng thấy. Nó đi về và thầm nghĩ đến khi trường phát động ủng hộ cho những người nghèo khó. Tất cả học sinh đều ủng hộ hết mình. Thế sao bây giờ… Nó đứng sững lại lâu không hiểu
Nó đi có ánh mắt nhìn dõi theo nó.
Tùng! Tùng! Tùng! Lại một ngày học kết thúc. Lân chạy ra phía cổng trường, phía gốc cây cụ ngồi, nó nắm chặt tờ tiền trong tay thở dốc, nhìn quanh. Ông cụ vẫn ngồi đó, nhưng ông nằm bên gốc cây, chiếc mũ trống không vẫn được giơ cao bởi bàn tay yếu ớt của cụ. Dường như cụ đã dồn tất cả sức lực của mình vào chúng. Nó thấy cụ nằm đó, mệt lả đi. Một vài đứa học sinh đi ngang qua, thấy chướng mắt đã đá ông cụ: -Cái lão già chết tiệt kia! Ngồi cho cẩn thận! Có tránh ra không thì bảo? Ở đây không có chỗ cho lão ăn xin đâu!
Đôi mắt tưởng chừng nhu sắp khóc đến nơi rồi, bỗng nhắm nghiền lại. Lân đau nhói cõi lòng, đỏ mặt xấu hổ, không hiểu tại sao lớp các bạn học môn giáo dục nếp sống cho học sinh, nhằm nhắc nhở các em quan tâm đến mọi người, mà các bạn vô lễ kia sao không được học? Hay đơn giản chỉ là do ý thức chính bản thân của họ mà thôi?
 Nó chạy đến bỏ tờ mười ngàn vào trong chiếc mũ rách nát của cụ. Nó nghĩ bây giờ cụ chỉ cần đồ ăn thôi, liền lục trong túi lấy chiếc bánh mỳ kẹp xúc xích và túi nước cam mẹ chuẩn bị cho nó sáng nay ra. Cả ngày không có cái gì vào bụng , nó thấm thía nỗi đói khổ đến lả người: trước đây nó ăn sung mặc sướng, đồ ăn đầy đủ đến mức nó ngán, giấu mẹ để đổ đi. Thế bây giờ nó mới thấu hiểu được? Nó rụt rè mãi mới cất lên được lời:
-  Cụ ơi cháu đỡ cụ ngồi dậy nhé!
   Ông cụ mở mắt. Nó nhẹ đặt chiếc bánh và túi nước xuống, nhanh nhẹn đỡ cụ ngồi dậy rồi vội vàng đưa bánh và nước cam cho cụ. Nó chăm chú nhìn cụ. Bụng đói meo nhưng lòng vui như tết. Ông cụ đôi mắt rung rưng:
- Cháu thật tốt! Ông cảm ơn cháu!
     Nó trở về, được ánh mắt ông cụ đưa đến cuối đường. Nó đã khóc thật nhiều, vội vã chạy về khoe mẹ. Mẹ nó cảm động, liền gọi điện cho khu dưỡng lão, đưa cụ đến để họ chăm sóc. Chiều hôm ấy, mẹ liền tự hỏi mình:
    -  Tại sao hôm nay, con trai mình lại ăn hết phần cơm của nó nhỉ?


16 tháng 7, 2011

EM TẬP VIẾT VĂN LÀM THƠ

 Nhµ th¬ TrÇn §¨ng Khoa nãi chuyÖn víi 33 thµnh viªn 
tr¹i "Em tËp viÕt v¨n, lµm th¬ "  

Giải A


 ¤ng Néi Cña T¤I
 
 Phạm Bảo Ngọc
 Lớp 6A2 THCS Phương Liệt
 Quận Thanh Xuân

    Như­ mét tÝn hiÖu kh«ng râ tù bao giê, tho¾t c¸i thu sang, nh÷ng hµng c©y cæ thô ven con ®­ưêng nhµ t«i  rïng m×nh ®æi mét bé quÇn ¸o míi. Nh÷ng chiÕc l¸ xanh kh«ng cßn n÷a mµ thay vµo ®ã lµ mét bÇu trêi l¸ vµng l¸c ®¸c bay víi c¸i rÔ c©y c¾m s©u d­ưíi lßng ®Êt mÑ to xï x× cña nã. Mçi lÇn nh×n chiÕc l¸ vµng r¬i l×a cµnh chu du cïng c¬n giã heo may cña mïa thu, t«i l¹i nao nao nhí ®Õn h×nh ¶nh «ng néi ...Nh÷ng chuçi kØ niÖm dµi vÒ «ng cø như­ bay theo c¸i s¾c ®Ñp cña mét mïa thu kh«ng tªn ïa vÒ trong t©m trÝ cña t«i, khiÕn t«i kh«ng khái båi håi.   ¤ng t«i lµ ngưêi mµ t«i ®Æc biÖt yªu quý vµ kÝnh mÕn. T«i nhí håi t«i cßn nhá, míi biÕt ®i ®­ưîc mÊy n¨m «ng cßn khoÎ l¾m . D¸ng «ng rÊt cao lín, bµn tay to bÌ, lµn da h¬i ng¨m ng¨m ®en, sÇn sïi vµ th« r¸p, nh÷ng nÕp nh¨n trªn tr¸n «ng x« l¹i, t¹o thµnh nh÷ng nÕp nh¨n v× s­ư¬ng giã cuéc ®êi. BiÕt «ng néi rÊt yªu thÝch c©y, bè mÑ vµ c¸c c« chó t«i ®· mua h¼n mét m¶nh ®Êt ë quª cho «ng ch¨m sãc, ®ång thêi ®Ó «ng vui tuæi giµ. Quanh ao c¸ cña «ng cã ®ñ c¸c lßai c©y, nµo chanh, b­ëi, cam, quýt, hång, xoµi, ít, hµnh, mÝt...V× sèng ë thµnh phè nªn t«i th­ưêng "­ưíc ao" ®­ưîc vÒ quª ®Ó ¨n no nª qu¶ th¬m tr¸i ngät vµ thõa lóc «ng kh«ng ®Ó ý mµ vÆt trém mÊy b«ng hoa hiÕm hoi cña «ng, lµm «ng tiÕc ngÈn tiÕc ng¬.
    ¤ng cã thãi quen lµ ra v­ưên ng¾m c©y vµ nghe c©y nãi. ¤ng  ®øng ®ã, gi÷a c¸i m¸t l¹nh cña trêi thu trong veo, nh¾m m¾t vµ nghe c¸i ©m thanh xµo x¹c cña l¸, ngöi c¸i mïi cña ®Êt h¨ng nång, cña nhùa c©y chan ch¸t ®Õn cay c¶ sèng mòi. DÇn dÇn, t«i còng bÞ «ng cuèn vµo thãi quen k× l¹ ®ã. ¤ng bÞt m¾t t«i gi÷avư­ên c©y, d¹y t«i c¸ch l¾ng nghe: tiÕng chim hãt; tiÕng ve, dÕ kªu; tiÕng l¸ c©y xµo x¹c t¹o nªn nh÷ng b¶n nh¹c yªn b×nh cña th«n quª. Kh«ng chØ cã thÕ, t«i cßn c¶m nhËn ®­ưîc nhiÒu ®iÒu míi l¹ h¬n n÷a:C¸i m¸t l¹nh cña lµn giã m¬n man tho¶ng qua, c¸i kh«ng khÝ oi nång cña nh÷ng buæi trư­a hÌ, c¸i mïi h¨ng h¨ng cña nh÷ng c¬n m­ưa véi ®i qua...¤ng t«i gäi c¸i gi©y phót tÜnh lÆng trong v­ưên c©y Êy lµ nh÷ng gi©y phót "C¶m nhËn h­ư¬ng vÞ cña cuéc sèng".
  Dï biÕt ng­ưêi giµ hay cã linh c¶m vÒ những gi©y phót cuèi cïng cña mét ®êi ng­ưêi nh­ưng b©y giê nghÜ l¹i, t«i vÉn ch­ưa khái ng¹c nhiªn khi chiÒu h«m Êy, «ng dÉn t«i ra 
ưên. Tay «ng gi¬ lªn chØ nh÷ng chiÕc l¸ vµng ®ang bay bay:" §ã lµ «ng ®Êy, ch¸u ¹"- ¤ng nh×n t«i vµ nãi. Råi «ng l¹i chØ nh÷ng mÇm non xanh ®ang vÉy tay chµo ¸nh n¾ng ban mai trªn cµnh hoa mai :"Vµ ®Êy lµ ch¸u!". T«i hái t¹i sao th× «ng chØ b¶o: "V×, mét chiÕc l¸ bao giê còng ph¶i tu©n theo quy luËt cña tù nhiªn, ch¸u µ! Muèn cã l¸ xanh th× l¸ vµng sÏ ph¶i rông. L¸ xanh l¹i gãp c¸i tư­¬i, c¸i tèt cho ®êi, råi còng sÏ gièng nh­ bè mÑ nã, nã sÏ trë thµnh l¸ vµng. Con ngư­êi còng như­ vËy,  sèng vµ ®ãng gãp hÕt m×nh khi ch¸u cßn xanh, ch¸u nhÐ! Ch¸u nhí, kh«ng cã g× lµ trư­êng tån c¶! "Th­uë Êy, t«i cßn bÐ qu¸, kh«ng hiÓu triÕt lý g× s©u xa cho l¾m mµ chØ thÊy ®«i m¾t «ng rÊt buån vµ thØnh tho¶ng l¹i nh×n vÒ mét n¬i xa l¾m, xa ®Õn møc mµ t«i kh«ng thÓ thÊy 
®­ưîc?!
    Tõ ®ã, c¶nh vËt xung quanh nhµ còng v× «ng mµ buån theo. Nh÷ng chiÕc l¸ mïa thu kh«ng cßn ch¸y lªn s¾c vµng ngät ®Ëm, mµ chØ lµ mét mµu l¸ hÐo tµn lÆng lÏ bay...

    T«i rêi xa «ng, lªn thµnh phè ®Ó kÞp khai gi¶ng líp Mét. ChuyÖn häc hµnh, thi cö cuèn t«i ®i, khiÕn cho nh÷ng gi©y phót "C¶m nhËn h­ư¬ng vÞ cña cuéc sèng kia d­ưêng như­ xa l¾m. Mäi thø sang träng, tiÖn nghi cña cuéc sèng míi thay thÕ cho nh÷ng chiÕc bµn, ghÕ gç cña quª t«i...T«i quªn «ng, quªn ®i vưên c©y, quªn ®i nh÷ng chiÕc l¸ vµng tõng g¾n bã víi t«i tõ ngµy t«i cßn chËp ch÷ng . ChiÒu chiÒu, khi tõng c¸nh chim bay vÒ tè Êm, t×m chç tró th©n, th× ë mét phư­¬ng trêi nµo ®ã «ng lÆng lÏ thæi c¬m. M©m c¬m th­ưêng ngµy cña «ng lµ ®Üa rau muèng, con c¸ r¸n vµng vµ mét b¸t canh. Kh«ng nh­ư ngµy  tr­ưíc, bµ cßn ë quª th× «ng ®©u ph¶i ¨n như­ vËy. Mçi b÷a, bµ ®Òu mua nh÷ng thøc ¨n tèt cho søc khoÎ ®Ó «ng ¨n. Cßn b©y giê, bµ t«i chuyÓn lªn Hµ Néi ë cïng con ch¸u cho vui nhµ
vui cöa. ChØ cßn mét m×nh «ng trong c¨n nhµ nhá trèng tr¶i tiÕng cư­êi, khãc cña trÎ con. Sau khi dän m©m xong, «ng thư­êng ngåi thÉn thê nh×n di ¶nh cña b¸c Oanh. Th¾p nÐn nhang th¬m, «ng cÇu nguyÖn: "Con ¬i, con ë trªn trêi cã linh th× con phï hé cho ®¹i gia ®×nh nµy m¹nh khoÎ, b×nh an, h¹nh phóc, xin cho chóng nã lµm ¨n ph¸t ®¹t, cho mÊy ®øa nhá ngoan, häc giái con nhÐ! "§¾p chiÕc ch¨n b«ng máng mµ c« t«i tÆng, tÊm l­ưng cña «ng rïng m×nh theo c¬n giã tho¶ng qua: "§«ng vÒ råi c¬ ®Êy! "- ¤ng nãi. Vµ h×nh như­ trong c¨n nhµ nhá nµy, mïa ®«ng còng dµi h¬n...
    Gia ®×nh t«i cã hiÒm khÝch b¾t ®Çu tõ lóc t«i líp Hai. Mäi ng­ưêi th× cho r»ng «ng giµ, sèng mét m×nh kh«ng tiÖn th¨m ®ãn, ®­ưa «ng lªn ë thµnh phè tèt h¬n, tiÖn thÓ b¸n lu«n c¨n nhµ ®Ó lÊy tiÒn kinh doanh. Cßn «ng th× bùc béi, qu¸t m¾ng mäi ngư­êi, b¶o kh«ng cÇn ai ®ãn ®­ưa g× hÕt vµ «ng nhÊt quyÕt ë l¹i ®ã, kh«ng cho b¸n c¨n nhµ. Mét phÇn còng v× v­ưên c©y, phÇn n÷a lµ v× ®©y lµ n¬i ch«n giÊu nh÷ng kû niÖm ngµy cßn th¬ Êu cña t«i. T«i còng muèn gi÷ m¶nh vưên ®ã l¾m, nh­ưng th«i, chuyÖn cña ngư­êi lín, t«i ch¼ng ®­ưîc tham gia vµ dÇn dÇn quªn ®inh­ t«i quªn «ng, quªn vư­ên c©y nµy. V× lo l¾ng cho m¶nh ®Êt ®ã, søc khoÎ cña «ng gi¶m sót râ rÖt. ¤ng ph¶i vµo bÖnh viÖn tØnh ®Ó cÊp cøu. T«i ®Õn th¨m «ng, «ng gÇy ®i nhiÒu. TØnh l¹i, thÊy t«i ®øng bªn c¹nh, «ng nhÑ nhµng b¶o: "Ch¸u g¸i cña «ng, høa víi «ng, gi÷ g×n v­ưên c©y ®ã thËt tèt nhÐ, ch¸u cña «ng ngoan l¾m mµ, ph¶i kh«ng???". T«i kh«ng nãi ®ư­îc c©u g×, nh¾c «ng gi÷ g×n søc khoÎ råi l¼ng lÆng chµo «ng xin vÒ. T«i lao nhanh xuèng c¸c bËc thang vµ muèn khãc.
  Nhưng t«i ®©u cã thÓ khãc tr­ưíc mÆt «ng như­ håi bÐ ®ưîc ??? Ngåi trªn chiÕc xe m¸y cña bè, t«i rÊt muèn hÐt lªn khi nhí l¹i h×nh ¶nh «ng n»m trªn gi­ưêng bÖnh, thë hæn hÓn vµ th× thµo tõng tiÕng nÆng nÒ...!!!
"Ch¸u sÏ nhí «ng l¾m,«ng ¬i!" §©u ®ã, tiÕng gäi ngµy x­a khi t«i lªn thµnh phè vÉn v¨ng v¼ng ®©u ®©y. Khu v­ưên vÉn xµo x¹c vÉy chµo t«i. T«i ®Ó ý thÊy, tõ khi «ng ®æ bÖnh, 
ưên c©y thiÕu bµn tay ng­ưêi ch¨m sãc nªn x¬ x¸c nhiÒu. L¸ vµng rông nhiÒu h¬n, gièng nh­ư mét ®êi ng­ưêi s¾p tµn...
   NhÑ nhµng vµ thanh th¶n, «ng t«i ra ®i, nh­ư chiÕc l¸ l×a cµnh bu«ng xuèng. Ngµy
®­ưa tang «ng lµ Chñ NhËt, trêi mư­a nhÑ. T«i nghÜ r»ng, trong nh÷ng phót cuèi cña cuéc ®êi m×nh, «ng t­ưëng 
tư­îng ra h×nh ¶nh mét khu vư­ên trµn ngËp tiÕng chim, tiÕng l¸ xµo x¹c, tiÕng vui ®ïa trong trÎo cña t«i, nô c­ưêi hiÒn hËu cña bµ...T«i bçng thÊy hôt hÉng qu¸. Tõ tr­ưíc ®Õn giê, d­ưêng nh­ư t«i quªn mÊt mét thø g× ®ã quan träng l¾m. §Ó b©y giê, khi «ng  ra ®i, t«i míi c¶m thÊy sù mÊt m¸t ®au khæ v« cïng, kh«ng cã g× cã thÓ cøu v·n ®­ưîc. N­ưíc m¾t t«i cø trµo d©ng tõ lóc nµo kh«ng biÕt. Ch¹y ra vư­ên, t«i vÉn thÊy l¸ c©y xanh t­ư¬i tèt nh­ư ngµy nµo. VÉn vßm c©y Êy, chiÕc ghÕ Êy,...mµ sao t«i thÊy l¹ lÉm qu¸. Ho¸ ra, mäi ngưêi ®· b¸n v­ưên mÊt råi. T«i bçng c¶m thÊy cã lçi v« cïng. "Con ®· kh«ng gi÷ ®­ưîc v­ưên cho «ng råi «ng ¬i! Con xin lçi «ng, xin lçi «ng nhÐ! ¤ng cã giËn con kh«ng??" -T«i tù tr¸ch b¶n th©n m×nh. BÊt chît ,t«I c¶m thÊy rÊt nhÑ nhâm, thanh th¶n h¬n bao giê hÕt. Vµ chÝnh lóc ®ã, nh÷ng gi©y phót "C¶m nhËn h­ư¬ng vÞ cña cuéc sèng" l¹i nguyªn vÑn ïa vÒ trong t©m trÝ t«i.
§êi ng­ưêi như­ chiÕc l¸. Thµ huy hoµng chît t¾t cßn h¬n le lãi tr¨m n¨m, nh­ư mét thi sÜ nµo nãi. Như­ng biÕt ®©u, trªn vßm c©y cao kia, «ng vÉn lu«n dâi theo t«i, mØm 
cư­êi???
                                                                          
    tr¸i sang ph¶i:«ng L¹i Hång §¨ng -Phã gi¸m ®èc Cung ThiÕu nhi
      em ThiÒu Ngäc Tr©m. Ph¹m B¶o Ngäc , Huúnh Mü HiÕu Kiªn (gi¶i A),
    «ng §µo Th¾ng -tr­uëng ban v¨n häc vµ ®Ò tµi Héi nhµ v¨n ViÖt Nam

GIẢI B

QUYỂN NHẬT KÝ HỒNG MANG TÊN “HÀ NỘI
                
Phạm Trang Nhã
THCS Lương Yên
 Quận Hai Bà Trưng

        Bước nhè nhẹ tên con đường Nguyễn Du đầy lá, chợt nó sững người đứng lại, như mất hồn, rồi dậm thình thịch cho thỏa cơn buồn chán. Tiếng lá kêu soàn soạt vô tội dưới chân nó sao làm tim nó đau thắt. Cái nắng gay gắt của cuối trưa hè Hà Nội tuy nóng nực như lửa đốt, nhưng xem chừng không làm dịu trái tim dường như đóng băng của nó. Nó bỗng trở nên yếu mềm như miếng thủy tinh bị đốt nóng, và nước mắt nó rơi. Cay đắng. Một cách vô thức, nó ngồi bệt xuống, ngây người ra. Cuộc đời dẹp tươi của nó đến đây là kết thúc rồi sao?
      Vốn là một cô gái dịu dàng, năng động và lạc quan, nó được hết thảy thầy cô và bạn bè yêu quý. Nó khiến bất cứ ai đối diện nó đều bị thu hút bởi phong cách tự tin, thanh lịch, duyên dáng đậm chất Hà Nội. Cũng có lẽ vì nó được  nuôi dưỡng trong một gia đình khá giả và hạnh phúc nữa. Nhưng rồi cho đến một ngày, cái ngày mà làm nó thay đổi hoàn toàn con người nó, cái ngày mà cô học sinh kiểu mẫu bỗng dưng biến mất bất chợt như cơn gió mùa Đông Bắc giữa hè. Hôm ấy là ngày sinh nhật nó, là kỷ niệm cái tuổi 14 đầy ý nghĩa. Hoàn thành xong môn thi cuối cùng một cách dễ dàng, nó hào hứng đạp xe về, mơ mộng chờ đợi sự chào đòn nồng nhiệt của bố mẹ với một chiếc bánh ga-tô thật to, ngon như thường lệ, nó sẽ lại tỏ ra “bất ngờ” và tíu tít nhận những món quà xinh xắn của gia đình. Chỉ nghĩ thế thôi mà nó vui sướng quá, tưởng như có thể quăng xe đạp xuống và nhảy múa giữa đường luôn ấy! Nắng chiều tinh nghịch len qua các tàng phượng cháy đỏ rực cùng những tán bằng lăng tím rạng rỡ, trùm lên nó.Bóng nó xinh xinh, thoắt ẩn , thoắt hiện trên lòng đường đầy hạnh phúc. Nó dắt xe vào sân, đá chân trống cái “cạch” đầy hùng dũng như sấm chớp đầu hạ rồi cười thật tươi, mở cửa bước vào nhà. Bỗng dưng nụ cười của nó tắt dúm dụm, nó trợn to mắt. Đúng là nó có ngạc nhiên thật, nhưng đó không phải là cách để bày tỏ sự ngạc nhiên vui sướng mà là do bố mẹ nó đang CÃI NHAU! Nó chào bố mẹ, nó quay đi, lạnh lùng không đáp lại. Nó ỉu xìu lên gác, tự an ủi bản thân về ngày sinh nhật đã đi vào dĩ vãng rồi tò mò cố dòm xuống xem có chuyện gì xảy ra, nhưng rồi nó đã nghe mẹ nó thông báo một tin như sét đánh ngang tai: Mùa thu năm nay trước khi vào năm học, nó sẽ theo mẹ sang Anh! Nó giật mình ngất xỉu, lết vào phòng, khóa chặt cửa, nó ôm gối khóc ngon lành. Nó biết mẹ nó là người quyết đoán và sẽ chẳng bao giờ thay đổi quyết định trừ khi chính bà muốn thế. Nó thầm nghĩ “Vậy là mình sẽ phải xa bố, xa người thân, xa mái trường với bao bạn bè thầy cô yêu quý, xa Hà Nội mà mình đã gắn bó từ khi sinh ra thật ư?”. Rồi từ hôm ấy, nó trở thành một đứa lạnh lùng và khép mình với mọi người. Nó muốn mọi người phải ghét nó để nó có thể vui vẻ ra đi.
 Nhưng không, mọi người thấy như vậy lại càng quan tâm đến nó hơn. Đáp lại những hành động ấy, nó chỉ còn biết cáu kỉnh và bỏ đi ngay tức khắc. Cô lớp trưởng hòa đồng giỏi  giang giờ đây trở thành một cô bé cục cằn và khó gần. Nó xa dần mọi người và ngay cả thằng bạn thân chí cốt của nó. Tâm hồn con bé đã đóng băng thật rồi!
Bóng hoàng hôn rơi tan tác trên người nó, nó dựng xe đạp trở về cái “địa ngục” mà xua kia còn là thiên đường đầy ắp tiếng cười và tình yêu thương. Về nhà nó lại chẳng thiết ăn uống gì và cứ thế khóc nức nở. Đột nhiên, nó lấy nó lấy một cuốn sổ xinh xắn và bắt đầu cắm cúi. Ôi nó đang viết NHẬT KÝ – cái việc mà nó cho là ngốc xít nhất đời. Nó ngồi trên bàn loay hoay  cho đến khi gục đầu xuống ngủ gật lúc  nào không  biết. Một ngày của nó trôi qua như thế đấy!
  “Somewhere over the rainbow – skies are blul and the dreams that you dare to dream really do come true…”(Ở đâu đó phía sau cầu vòng, bầu trời vẫn xanh và những giấc mơ mà bạn dám mơ đến thực sự trở thành sự thật). Nó lồm cồm dậy, chính thằng bạn thân đã đặt nhạc báo thức để an ủi nó. Nó bắt đầu cuộc hành vòng quanh Hà Nội – việc cuối cùng mà nó muốn làm trước khi xa Thủ Đô thân yêu. Thì ra, nó đã lên lịch sẽ đến Hồ Gươm, 36 phố cổ, Văn Miếu, Quốc Tử Giám, rồi Hồ Tây, chợ Đêm…  vào cuốn sổ xinh xắn ấy. Toàn danh lam thắng cảnh của Hà Nội cả, bởi nó nghe nói ở đó rất tấp nập, sôi động và nó cũng muốn ôn lại một chút gì đó những kỷ niệm tuổi ấu thơ…
         Cứ như thế thời gian thấm thoát qua đi, những chùm phượng đỏ thắm cũng đã dần nhường chỗ cho hoa sữa mùa thu, nó dã viết được cả một quyển nhật ký dày cộp. Nhưng rồi nó chợt nhận ra một sự thật phũ phàng: ngày mai, chính xác là 10 tiếng nữa, nó sẽ phải xa tất cả những thứ thân thuộc nhất, đặc biệt là bố nó! Nó không muốn, nó ngờ nghệch mong ước có phép màu xảy ra. Rồi nó bỗng chạch lòng, nhưng kỳ lạ là nó lại không khóc như trước nữa. Sau chuyến đi, Hà Nội đã gắn liền phần nào vết thương trong nó rồi. Nó dường như đã trưởng thành hơn rất nhiều sau chuyến đi ấy! Giờ đây, nó cảm thấy yêu Hà Nội hơn bao giờ hết. Không chỉ vì nó sắp xa Hà Nội hay vì lịch sử oai hùng, cảnh đẹp của thành phố quê hương, cũng chẵng do nơi đây là Thủ Đô sầm uất, ồn ã ngày đêm. Nó yêu Hà Nội vì những điều giản đơn, bình yên mà ấm áp như những tông trầm giữa bức tranh rực rỡ của thành phố rồng bay. Đó là ánh mắt sáng ngời của của chú bé đánh giày khi hoàn thành việc và được trả công. Đó là mồ hôi của những người gánh hàng rong giữa trưa hè oi bức mong bán được hàng để kiếm tiền nuôi gia đình. Đó là tiếng chổi tre đều đều hòa vào tiềng ve như những khúc trường ca giữa đêm khuya, mâm cơm đạm bạc mà nóng hổi của gia đình người lao động quây quần sau một ngày làm việc mệt nhọc. Đó là niềm vui của những em bé nghèo được nó tặng những bộ quần áo. Tuy không được mới và vừa vặn lắm nhưng đủ làm cho các em hạnh phúc và cũng đủ sưởi ấm trái tim nó. Đó đôi khi chỉ là nụ cười của những cụ già mà nó giúp đi qua đường. Hay cao quý hơn là niềm tự hào của những chú thương binh đã chiến đấu hết mình trên chiến trường. Đặc biệt in sâu trong nó còn là những giọt nước mắt của các bà mẹ Việt Nam anh hùng đã dành cả cuộc đời mình để cống hiến cho cách mạng, nhớ về đứa con ngã xuống trên chiến trường vì ngày mai độc lập. Cho đến lúc ấy, nó mới nhận ra: giữa sự phát  triển không ngừng của kinh tế , văn hóa  và dòng chảy hối hả của cuộc sống, đôi khi con người ta vô tình quên mất những điều gần gũi mà đầy ý nghĩa ở xung quanh chúng ta mà không hề nhớ rằng, chính những khoảng lặng ấy đã làm cho cuộc sống đẹp đẽ và có giá trị hơn nhiều.
   Nó đã dũng cảm chạy xuống phòng bố mẹ và nói với họ, nó yêu họ biết chừng nào. Tuy bố mẹ không nói gì nhưng lòng nó cũng thanh thản hơn nhiều. Nó leo lên gường và kết thúc tối hôm ấy bằng một nụ cười mãn nguyện!

   Ngày hôm sau, nó được đánh thức bằng một cái thơm của bố thay cho tiếng chuông điện thoại như thường lệ. Sau khi đánh răng rửa mặt, nó đã nghe tiếng mẹ dịu dàng gọi xuống ăn sáng. Nó giật mình chạy vội xuống. Một chiếc bánh ga-tô to đùng xuất hiện giữa bàn với 2 hộp quà đáng yêu. Nó ngớ người ra và ngỡ như đang mơ và tự béo vào má mình. Tổ ấm nhỏ lại rộn vang tiếng cười ấm áp… Và trong góc phòng bố mẹ, chiếc va li đã được cất đi tự lúc nào… Nó sung sướng, khẽ nhìn ra bầu trời và bỗng thốt lên: “Ôi Hà Nội tôi yêu với bao điều kỳ diệu!”
                                            -------------------------------------------
 GIẢI C
ĐẤT
Vũ Lệnh Quang Dương
 Lớp 6D THCS Ái Mộ
Quận Long Biên




                                     Đất như là mẹ hiền thôi
                                     Nuôi cây vất vả từ hồi còn non
                                     Trái hồng thì đỏ như son
                                     Trái na xanh, trái thị vàng đung đưa
                                     Nhuộm bao màu áo cho hoa
                                    Cả dời áo đất nhuộm mà áo nâu


       GIẢI C

                                     HỒ GƯƠM 



Nguyễn Thu Thủy   
  Lớp 6A1 Lê Lợi
  Quận Hoàn Kiếm


  Hà Nội có Hồ Gươm
  Nước xanh xanh màu lá
  Chẳng có gì xa lạ
  Rất gần và rất thương  


Giữa mặt hồ như gương
 Là thảm cỏ xanh biếc    
 Bên trên Tháp Rùa ngồi
 Trầm tư nhớ bao việc    

Kìa chiếc cầu Thê Húc  
Cong như con tôm hùm 
Khoác trên mình áo đỏ
Dẫn vào đền Ngọc Sơn
                                 
Thấp thoáng sau tán lá
Lấp ló một mái đền     
In bóng trên mặt nước
Cổ kính và linh thiêng
Xa hơn là Tháp Bút
Chao ôi! thật là cao!
Bút viết lên trời cao
     Mấy nghìn năm đất nước