Tìm kiếm Blog này

24 tháng 11, 2012

CHÚ MÈO CỦA TÌNH THƯƠNG



     Gia đình tôi không giàu mà cũng chẳng quá nghèo để mở một cửa hàng nhỏ. Mẹ tôi ngày ngày trông coi cửa hàng và bán những thứ tinh tinh như bánh, kẹo, kem, ổi… Sáng nay vừa thức giấc, tôi đã nghe thấy tiếng nện búa chan chát ngoài đường. Tôi lững thức bước ra thì thấy bố tôi đang cặm cụi làm cái gì đó ở trên cao. Tôi bước lại gần và hỏi :
Bố ơi! Bố làm gì trên đó thế?
 Bố từ trên cao nói vọng xuống:
- Bố đang treo biển con ạ.
Treo biển gì vậy hả bố?
-  À, thì bố chỉ viết mấy chữ “ở đây bán mèo con” để người ta biết mà đến mua thôi.
-  Ơ! Bố định bán mèo hả? Chúng còn nhỏ lắm ai thèm mua chứ.
-  Con không biết đó thôi, người ta thường nuôi mèo để dạy nó mà.. Với lại nhà ta còn túng thiếu không đủ để nuôi nó lớn lên được. Nếu giữ mãi chúng không sống được thì cũng tội nghiệp lắm!
   Tôi thở dài buồn bã, đằng nào cũng chẳng ngăn nổi quyết định của bố, vì bố vốn là người quả quyết trong công việc.
   Tấm biển của bố linh nghiệm thật, mới treo lên mà đã có khách vào mua. Một cô bé thân hình mảnh dẻ, ốm yếu đã đứng trước cửa từ lúc nào. Cô bé lên tiếng nhỏ nhẹ:
-  Chú ơi! cháu mua một chú mèo con.
-  Bố tôi từ trong bước ra:
-  Ồ! Cháu mua mèo hả?
-  Vâng ạ! cô bé nhanh nhảu đáp
Thế giá mỗi con là bao nhiêu hả chú?
-  Cũng tùy, từ hai mươi ngàn đến bốn mươi ngàn. Tùy vào kích cỡ của chúng để trả giá cháu ạ.
   Có bé mở nắp khóa, móc ra từ trong cặp sách một ít tiền lẻ.
Cháu chỉ có mười ngàn đông thôi. Chú cho phép cháu xem chúng nhé.
  Bố tôi mỉm cười hiền hậu, vừa kêu “meo…meo…” bố vừa gõ gõ cho lũ mèo con ra chào khách. Ngay lập tức, sáu chú mèo con lon ton chạy ra vây quanh bố, một chú chậm chạp theo sau.
Cô bé kêu lên:
-  Ôi đẹp quá!
Và sau một hồi ngắm nghía, cô bé chỉ vào con mèo khập khễnh:
-  Con mèo ấy làm sao thế ạ?
Bố tôi ngập ngừng trả lời:
-  Tội nghiệp, sinh ra nó đã thế, chân nó bị khiếm khuyết nên phải khập khễnh  suốt đời.
- Đây chính là con mèo cháu muốn mua.
Cô bé tỏ vẻ rất thích thú.
- Không, chú nghĩ cháu không muốn mua nó đâu. Còn nếu cháu thật sự thích nó thì chú tặng cháu đó.
Cô bé chìa tay đáp một cách quả quyết:
- Cháu không muốn được chú tặng. Nó cũng đáng giá như những con mèo khác và cháu sẽ trả tiền cho chú.
-  Không đâu cháu sẽ ghét nó cho mà xem. Nó không thể chạy nhảy vui đùa với cháu được.
Cô bé không nói gì, cặp mắt mở to như muốn khóc. Và từ từ cô đưa tay kéo ống quần lên để lộ chiếc chân trái bị teo. Cô bé ngước nhìn ba tôi chậm rãi nói:
- Cháu cũng đâu thể chạy nhảy vui đùa, và con mèo nhỏ này cũng cần một ai đó thông cảm chú ạ!
  Bố tôi sững người trước câu nói của cậu bé. Và bỗng nhiên ông cúi xuống đặt hai bàn tay lên đôi vai gầy của cô.
- Cháu đúng là một cô bé ngoan và giàu lòng nhân hậu nữa. Thôi được, chú sẽ bán cho cháu con mèo đó.
   Cô bé sung sướng và cảm ơn bố tôi rối rít. Đôi mắt thật ngây thơ ứa ra những giọt nước mắt – giọt nước mắt của tình thương.
Tôi lặng đi đứng nhìn theo cái bóng nhỏ của cô bé bước ra khỏi cửa, và dần khuất sau tán lá bàng xanh thẳm. Tôi chợt nghĩ: “ Cuộc sống thật vui tươi và ấm áp làm sao”
                                            Bài tham dự cuộc thi “Việt Nam quê hương em”
                                                                   ĐỖ THỊ KIM CHI
                                                LỚP 8/1 THCS VĨNH NINH – QUẢNG BÌNH
                                                              NĂM HỌC  2004 – 2005



                                    NÓI VỚI DẾ
                                          
Ơ chú dế mèn lạ quá
Kêu inh ỏi một góc trời
Sao không đi phiêu lưu ký
Mà nằm đàn cho hạt sương

Ừ nhỉ những nhạc sĩ dế
Kéo đàn mê mài không thôi
Ung dung nhai vài lá cỏ
Đằng ấy là sướng nhất rồi.

Tớ có cái lọ nho nhỏ
Thêm vài ngọn cỏ non tươi
Cái nhà cho “đằng ấy” đó
Chắc là ấy thích mê thôi!

Tớ nhón tay bắt vào lọ
Đằng ấy chẳng thèm đàn ca
Hay muốn nói gì với tớ?
Nói rằng “Dế thích tự do”.      
                                                                     
                                                                   TRẦN THU VÂNLỚP 
                                                         8G – THCS NGUYỄN TRƯỜNG TỘ 
                                              NĂM HỌC 1998 – 1999                                                                                                          
                                         
                                              BƯỚC VÀO THU
                                                                                                                                                                   
                             
Nắng hè như người thợ
Bắc nhịp cầu qua sông
Đón thu về đầy gió
Trong chiếc cặp căng phồng.

 Ba tháng vui mong đợi
     Tấp nập ngày khai trường
     Bước chân chúng em vội
   Nét mặt nhìn để thương

Trời như vầng chán rộng
Lòng em cứ nao nao
Sân trường vang tiếng trống
Mùa thu đang bước vào…
                                                                                 TRẦN THU VÂN
                                                LỚP 8G – THCS NGUYỄN TRƯỜNG TỘ
                                                                               NĂM HỌC 1998 – 1999                                                                                                           

                       CÂU THƠ EM VIẾT

                                                                 Câu thơ mùa hạ
                                                                 Rối bời tiếng chim
                    Cỗ chuyền ngủ quên             
                    Trò chơi đi chốn.

                    Này, đi nhà một
                    Này, đi nhà hai
                    Cầu ngắn, cầu dài
                    Trồng hoa, trồng nụ


Bông làm bụt đỏ
Ven giậu vườn nhà
Chuồn chuồn bay ra
Bay cao bay thấp

Nắng hè sắp tắt
Chiều thấp xuống đồi
Câu thơ em viết
Tiếng chim rối bời…
                                                                                
                                                                      TRẦN THU VÂN 
                                                LỚP 8G – THCS NGUYỄN TRƯỜNG TỘ
                                                                  NĂM HỌC 1998 – 1999                                                                                                           

                                                               

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét