Tìm kiếm Blog này

17 tháng 11, 2012

CHA CON NGƯỜI HÁT XẨM



Dòng người nườm nượp đi qua
Mùa đông lạnh lùng buốt giá
Cây bàng cuối thu trút lá
Để lại dáng gầy khẳng khiu        

  Đêm về đêm lại vắng teo
Chỉ còn hai hình bé nhỏ
         Người cha bóng hình xiêu đổ
     Người con lặng lễ theo cha

Không gian khắc khoải tiếng ca
Nơi cha con người hát xẩm
Thấm từng giọt sương lắm tấm
Vậy mà cứ ngỡ thảm hoa

       Trong đôi mắt của người cha
Tất cả toàn là màu trắng
     Đêm đông bao la vắng lặng
          Hai nhười thật là đáng thương

Ca hát để kiếm miếng cơm
Đứa con dẫn cha từng bước
Tiếng hát con trong như nước
Vì con thương cha tật nguyền

       Hai dáng hình khuất vào đêm
   Chỉ còn tiếng ca thánh thót
    Nếu người giữa đời còn tốt
                                                           Lẽ nào hờ hững cho qua
                   
Bài tham dự cuộc thi “Việt Nam quê hương em”
PHẠM THỊ HỒNG THƯ
    LỚP 6/1 – THCS LÊ QUÝ ĐÔN – TP HẢI DƯƠNG

                              HẰNG NGA 
    - Nga ! chị đã bảo bao nhiêu lần mà sao em vẫn đọc sai, đọc lại đi - Chị quát
- Em không đọc, chị thích thì đi mà đọc.Tôi ương bướng cãi lại .
- Chị bỏ quyển sách xuống, dỗ dành tôi:
- Em ngoan, đọc đi, mai chị cho một quê kẹo mút(thứ mà tôi thích). Tôi vẫn không đọc. Chị lại dọa:
- Mai cô kiểm tra bài, em không thuộc là cô phạt đấy!
    Chị hết dỗ dành lại dọa nạt nhưng tôi vẫn ì ra, không chịu đọc. Rồi chị quát:
- Em có đọc không ?
Tôi hét to hơn:
- Không đọc đấy! giỏi thì đọc đi! Đồ sĩ!. “Sĩ” là một từ sấu lắm. Trong xóm chúng tôi đứa nào hay khoe khoang đều bị gọi là “đồ sĩ”. Vì thế, đứa nào cũng tức khi bị gọi như vậy. lúc này, chị tôi đỏ mặt vì tức giận. tôi vẫn ngang ngạnh nhìn chị, vẻ mặt đầy thách thức. Và thế là “Chát”, hết kiên nhẫn, chị đã tát tôi. Chỉ chờ có thế, tôi gào toáng lên ăn vạ. Tôi nghĩ “Càng khóc to càng tốt” nên dù chị tát không đau, tôi vẫn khóc rất to, làm ra vẻ đau lắm. Đó là “bài” của tôi mà.
  Tôi biết, chỉ khoảng mười phút nữa mẹ đi làm về…Tôi càng khóc to hơn. Chị hối hận, vội ngồi xuống dỗ tôi. Không thèm để ý, tôi đẩy chị ra và khóc tiếp, khóc “ngon lành” như bao lần ăn vạ trước. Chị lao lắng nhìn kim đồng hồ, và kìa, đã đúng năm giờ. Tôi vui sướng khi nghe tiếng “kẹp, kẹt” cửa của cáng cổng. Mẹ về rồi, ngày nào cũng đúng năm giờ. Chị nhìn tôi, ánh mắt cầu cứu  “Đừng khóc nữa mà, chị xin em rồi đấy!”
Nhưng đừng hòng, tôi đã chạy ra chỗ mẹ, vừa nấc, vừ tức tưởi mách:
- Mẹ! Chị, chị….đánh con!
     Mẹ ôm tôi quát chị:
- Hằng! Sao lại đánh em?
- Dạ… tại em không chịu học bài!
- Mẹ đã bảo bao nhiêu lần rồi, con phải nhẹ nhàng, phải kiên nhẫn khi dạy em. Sao chẳng thương em gì cả?
  Chị òa khóc, lúc ấy trông chị thật tội nghiệp. Tôi nhìn chị, lè lưỡi đắc thắng cười sau lưng mẹ. Đoạn tôi vớ luôn hai cây kẹo mút mẹ mới mua, chắc mẹ  định cho hai chị em tôi mỗi đứa một cây. Tôi chạy vù đi, sung sướng vì vừa lập được chiến công lừng lẫy “mẹ đã ghét chị rồi”
   Đã biết bao nhiêu lần tôi ăn vạ như thế. Bao nhiêu lần tôi khóc để chờ mẹ đi làm về. Bao lần tôi lại nghe cái điệp khúc dôc dành quen thuộc của chị. Và lần nào tôi cũng hả hê khi nghe mẹ mắng chị và khi nhìn chị khóc.
  Tôi ghét chị, ghét chị vô cùng. Hằng Nga là tên của chị en tôi nhưng thực ra cái tên đó chỉ dành riêng cho chị. Chị hơn tôi ba tuổi, một cô bé mười hai tuổi vô cùng xinh xắn. Tôi phải công nhận chị rất xinh, xinh như nàng công chúa trong truyện cổ tích: khuôn mặt bầu bầu, nước da trắng hồng, đôi môi đỏ tươi, chúm chím như nụ hoa hồng. Đôi mắt chị tròn, đen trong sáng cộng thêm hàng mi dài, cong vút trông chị càng thêm xinh. Tôi thì trái lại, một con bé đen thui, gầy gò, tóc tém như con trai. Mọi người thường bảo chị dịu hiền bao nhiêu thì tôi nghịch ngợm, ương bướngbấy nhiêu. Tôi thích đá bóng cùng bọn con trai trong xóm vì vậy tôi vốn đen lại càng đen hơ. Bên cạnh chị, tôi chẳng khác gì con búp bê da đen xấu xí bên cạnh cô búp bê xinh xắn là náng Bạch Tuyết. Chị tôi chăm hocjvaf học rất giỏi. Con tôi, tôi chẳng thích học nhiều. Chính vì vậy, tôi càng ghét chị. Chị hay bắt tôi phải học bài. Và chỉ có một nhược điểm là nếu tôi làm chị tức thì chị sẽ tát tôi. Tôi đã tận dụng điều đó để bắt nạt chị. Tôi hay nghĩ đến mấy lời trêu đùa của người lớn “Hai đứa này đâu phải là chị em đưa chị xinh thế mà con em tì…” Mặc dù bây giờ, khi tôi đã lớn, mọi người không đùa như thế nữa nhưng tôi vẫn ghét chị. Thái độ của tôi với chị vẫn không hề thay đổi. Tôi luôn ngang ngang bướng mặt chị, vẫn luôn cãi lại và không thèm đếm xỉa đến sự chăm sóc tôi của chị. Chị vẫn dạy tôi học và tôi luôn bắt nạt chị.
   Chủ nhật, tôi vừa ngủ dậy, chị đã đem bánh và sữa lên cho tôi. Chị càm lược chải tóc cho tôi. Tôi “hử” một tiếng rồi hất tay ra “ không cần!”. Bỗng, tôi nhìn thấy bên cạnh chị một con búp bê rất xinh. Chẳng cần hỏi, tôi vội giằng lấy. Chị nói:
- Trả cho chị, chị mượn của bạn đấy!
Tôi đáp:
- Không trả, em lấy luôn!
Chị mách mẹ đấy  - Chị dọa:
Tôi vẫn ương bướng .
- Chị mách mẹ đi, đồ nhát gan, lêu lêu!
    Chị lại tức giận, môi mím lại. Mặt tôi vẫn xưng lên: “ Đáng ghét, đồ đáng ghét”. Tôi cố tình làm chị tức và chờ chị tát. Tôi sẽ lại khóc thật to để ăn vạ. Nhưng không, lần này chị không tát tôi. Chị vẫn đứng đó mắt long lanh đầy nước, chị khẽ nõi:
- Em ghét chị lắm sao?
Ừ đấy! Tôi hét lên và cầm con búp bê chạy biến đi, để mặc chị đứng đấy, tay vẫn cầm cái lược, mắt long lanh…Tôi chạy đi nhưng không cảm thấy hả hê như bao lần khác. Lần đầu tiên tôi thấy một chút hối hận với chị. Tôi nửa muốn quay lại trả chị cho búp bê nhưng rồi lại thôi, tôi vẫn chạy đi chơi với mấy đứa bạn. Đứa nào cũng thích con búp bê của chị làm tôi rất hãnh diện. Chợt nghĩ đến đôi mắt long lanh đầy nước của chị tôi định lấy lại con búp bê để trả về cho chị. Nhưng kìa, cái Lan và cái Mai đang giằng nhau con búp bê. Tôi chưa kịp kêu lên thì “rét”, một cánh tay của con búp bê đã bị đức lìa. Tôi cầm lên và  không tin vào mắt mình nữa…
      Khi tôi thết thểu đem con búp bê về trả cho chị, chị kinh ngạc thốt lên:
- Nó bị đứt tay rồi! Nga!
Tôi không nói gì làm chị rất tức giận.
-  Đền búp bê cho chị! – chị quát.
- Không! –Tôi càng tỏ ra ương bướng hơn.
- Chị giờ tay lên, tôi vội hét:
Mẹ ơi , chị đánh con!
- Mẹ bước vào nghiêm nghị:
- Có chuyện gì vậy?
- Em làm rách búp bê con mượn của bạn – Chị nói.
Mẹ nghiêm khắc nhìn tôi.
- Nga, con sai rồi, xin lỗi chị đi!
Tôi hét lên:
- Ừ, chị bắt nạt con, chị bắt đền con, thế mà mẹ còn bênh chị, mẹ quá đáng lắm!
   Mẹ cầm chổi vụt tôi một cái thật đau, tôi uất ức chạy vụt đi. Buổi chiều, tôi trèo lên cây khế bên bể nước sau vườn, ngôi thu lu, ấm ức. Tôi biết, mọi người đang đi tìm tôi, nhưng mặc kệ, tôi không xuống. Tôi giận mẹ, giận chị. Chẳng còn ai yêu thương tôi nữa. Tời tối rất nhanh. Bỗng nhiên tôi thấy sợ. Có tiếng động lại như có cái gì động đậy ở ngay trên đầu tôi. Tôi cảm thấy sợ hãi và muốn trèo xuống. Nhưng đâu có dễ như lúc lên. Trời tối thui, tôi hoảng hốt thực sự. Tôi muốn gọi mẹ, gọi chị nhưng cổ họng như nghẹn lại. Bỗng, một giọng nói dịu dàng cất lên:
- Nga ở trên đó phải không?
    Đó là chị. Lần đầu tiên tôi thấy vui sướng như thế khi nghe giọng nói của chị. Tôi thấy đỡ sự hơn và lúc này tôi thấy thật cần chị.
- Chị, chị ơi – Tôi nói:
- Đợi một lát, chị lên đây!
    Chỉ một loáng, chị đã ở cạnh tôi. Tôi thấy mình được che chở. Chị cầm lấy tay tôi. Tôi thấy ấm áp và tự tin, bóng tối không còn đáng sợ như trước nữa vì cạnh tôi đã có chị.
- Chị em mình xuống nhé – chị nói:
- Vâng! Tôi đáp.
      Rồi cẩn thận từng bước chị đỡ tôi xuống. Hình chư chị cũng hơi run. Tôi biết, chị rất sợ trèo cây. Nhưng cuối cùng, chị em tôi cũng xuống được dưới đất. Chúng tôi ôm nhau vì vui sướng. Tôi thật khâm phục chị. Bình thường, chị nhút nhát là vậy sao hôm nay chi lại dũng cảm thế. Tôi khẽ nói:
- Chị ơi, em…xin lỗi…chuyện con búp bê…
- Không sao! Chị em mình vào nhà đi!
     Chị em tôi vào nhà, mẹ lo lắng chạy ra hỏi:
- Con đi đâu đấy, Nga? Con làm cả nhà lo lắng
Tôi lí nhí:
- Mẹ ơi, con xin lỗi.
Chị dịu dàng nói:
- Mẹ, mẹ đừng mắng em nữa nhé!
     Mẹ đã không mắng mà ôm tôi vào lòng, mẹ thủ thỉ kể cho chị em tôi nghe:
- Các con có biết tại sao mẹ đắt tên các con là Hằng và Nga không? Vì mẹ muốn hai con lớn lên sẽ xinh đẹp, dịu hiền và tỏa sáng như vầng trăng đêm rằm. Các con phải yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau vì nếu chỉ riêng Hằng hoặc Nga thôi thì sẽ chưa làm lên vầng trăng rằm hoàn thiện. Mẹ muốn Hằng Nga của mẹ cùng tỏa sáng lung linh.
Tôi khẽ đáp
- Con hiểu rồi!
- Mẹ cười âu yếm nhìn chị em tôi:
- Các con ngoan lắm! Thôi, đi ngủ đi! Chiều mai mẹ sẽ đưa các con đi mua búp bê.
Chúng tôi reo lên:
- Hoan hô mẹ!
   Bình thường, khi đi ngủ, mẹ nằm giữa, hai chúng tôi nằm hai bên. Nhưng hôm nay, tôi xung phong nằm cạnh chị. Vầng trăng rằm tỏa sáng lung linh ngoài của sổ, ánh trăng tràn ngập căn phòng. Trăng đêm nay như sáng hơn, như muốn hòa cùng lòng tôi đang rộn rã niềm vui. Bất giác tôi khẽ gọi:
- Hằng Nga
                                Bài tham dự cuộc thi “Việt Nam quê hương em” 
                                                ĐINH HẠNH DUYÊN 
                               LỚP 5B – TIỂU HỌC ĐOÀN THỊ ĐIỂM
                                   NĂM HỌC  2004 – 2005                          
                                                                                                                           
                                                             
                             ĐÔI MẮT VÀ TIẾNG ĐÀN

Đôi mắt Nhung không thấy
Ánh nắng và trời xanh
Đôi mắt Nhung không thấy
Lá cờ tươi hòa bình

Nhưng khi nghe tiếng đàn
Từ đôi tay Nhung gẩy
Cả bầu trời vang lên
Dòng âm thanh suối chảy
Âm thanh từ đôi tay
Của Nhung bạn tôi đó
Ôi! Người bạn gái nhỏ
Đưa tôi vào giấc mơ
                         Bài tham dự cuộc thi “Việt Nam quê hương em”
                                  TRẦN THÙY CHI
                                   NHÀ THIẾU NHI TP HẢI DƯƠNG
                                              NĂM HỌC  2004 – 2005

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét