Tìm kiếm Blog này

30 tháng 3, 2012

BÀI VIẾT CỦA CÁC EM HỌC SINH
CÂU LẠC BỘ VĂN HỌC – CUNG THIẾU NHI HÀ NỘI 
NĂM 1995 - 1997

   (PHẦN III)  

 
BÍ MẬT CỦA BÀ

     Tôi cố gắng hỏi bà điều bí mật ấy. Và có một lần, bà hứa bao giờ tôi thành người lớn thì mới được nghe. Bà nói thế, tưởng tôi mải chơi nên sẽ quên ngay thôi. Nhưng mấy năm nay, tôi sực nhớ đến những điều tôi nghĩ từ bé, nên gặng hỏi, không ngờ bà hẹn:
- Cha bố cậu, dai như đỉa. Tôi sẽ kể.
   Tôi đã thi vào đại học, tính đến tháng tư vừa rồi tôi tròn 18 tuổi. Thời tiết hôm nay xấu, sự lạnh giá vẫn còn thoảng qua. Vừa đi học về, tôi thấy trong nhà có tiếng bà nói:
- Con thông cảm cho mẹ, dù sao ông ấy cũng là bố của con.
    Mẹ tôi quát to:
- Khi nào ông ấy chết thì mang đến một phong bì và vòng hoa, thế thôi.
   Tôi lặng lẽ bước vào, bà chợt ngẩng lên lúng túng. Mẹ tôi nói gắt hơn:
- Mẹ cứ đốt bức điện ấy đi, và ở nhà, không việc gì phải đến đấy. Gần bốn mươi năm rồi còn gì, có bao giờ ông ta bước chân đến đây đâu nào.
    Bà tôi ngẩng lên, nói như van xin:
- Nhưng một phần cũng chính là do mẹ đã cấm cửa con người tội nghiệp ấy.
   Tôi gật mình, thì ra điều bí mật ấy là đây. Bỗng nhiên tay tôi run lên suýt đánh rơi chiếc cặp. Chả lẽ điều thiêng liêng ấy bà vẫn ấp ủ cam chịu bốn chục năm nay. Mẹ thấy tôi đứng chăm chú lắng nghe câu chuyện thì quạt ầm lên:
- Xuống bếp ăn cơm!
    Tôi chạy đi nhưng bà gọi giật lại:
- Nam! Cháu lại đây. Điều cháu hỏi bà bấy lâu nay, bây nó đây này.
    Nói rồi bà đưa cho một bức điện ngắn ngủi: “Tôi sắp chết, mong gặp lại bà lần cuối. Hãy tha thứ cho tôi.  Lê Minh                                 
- Đây là…
Tôi vẫn chứa hiểu rõ sự thật của câu chuyện ra sao thì mẹ tôi dè bỉu:
- Ông ngoại mày đấy, con người bội bạc ấy sắp đi về cõi chết lại còn mong gặp người tình cũ. Trời!
- Mày câm mồm ngay!
   Bà quát to rồi rũ người ra ho. Mẹ tôi quay phắt ra ngoài cửa nhưng vẫn nói thêm:
- Dù sao con vẫn coi ông ta như đã chết từ lâu rồi.
     Bà chợt lẩm bẩm.
- Phải rồi gần bốn chục năm trôi qua…
    Tôi nhìn những vết hằn trên vầng trán đầy nếp nhăn của bà và chăm chú lắng nghe từng lời
- Không phải ông cháu đã chết như bà và mẹ đã nói dối cháu. Điều cháu hỏi bà không dám nói là vì vậy. Cháu ơi, nhưng giờ đây, ông cháu đã gần đất xa trời rồi, có lẽ bà phải đến đó.
- Bà phải đi xa không ạ?
- Gần thôi – Bà ngừng một lát - Ở phía bên kia sông, đi qua cầu là tới. Ở đó là một biệt thự lớn.
    Tôi chợt reo to:
- Biệt thự của một vợ chồng ông tổng giám đốc nào đó đã về hưu, cháu đã từng nghe nói. Một biệt thự đẹp nhất quận.
- Đúng đấy!
  Bà nói thong thả, bàn tay thì run lẩy bẩy vì xúc động.
- Thế mà mẹ con lại cầm không cho bà đến đấy.
- Vì sao thế ạ?
Tôi vội hỏi vì thấy còn nhiều điều lạ ở xung quanh bí mật của bà. Ngoài vườn, tiếng một con chim nhỏ bé le lói ánh mắt buồn đang long lanh trên khóe mắt người bà. Tôi ngồi thừ, chờ nghe bà không thể nói ngay được vì nghẹn lời. Phải lát sau bà mới thổ lộ:
- Mẹ cháu cho là ông đã bội bạc với bà, bỏ mặc bà và mẹ cháu sống trong cảnh nghèo đói để đến với người khác.
- Có đúng thế không ạ?
- Không…hồi ấy đơn vị thanh niên xung phong của bà đã được làm lễ truy điệu sau một trận bom dữ dội của giặc Pháp. Thật ra nhiều năm bà sống bặt  vô âm tín. Một hôm tính cờ đọc báo, bà thấy bức ảnh chụp một người đàn ông hao hao giống người lính trẻ đã gặp và hẹn hò bà trong đêm chiến tranh ấy.
   Tôi ngồi sát gần lại bà hơn để nghe cho rõ. Bà chậm rãi kể tiếp:
- Khi bà tìm đến nhà ông ấy thì vợ ông đã không cho bà vào nhà lại còn suỵt chó ra xua đuổi bà.
- Thế ông cháu có nhận ra bà không?
- Nhận ra chứ? Bà còn nhắn cả địa chỉ cho ông đến, nhưng biết làm sao được, tất cả đã đổi thay theo số phận. Không bao giờ bà bước chân đến ngôi nhà sang trọng ấy nữa.
- Vậy là hơn bốn chục năm nay, bà và mẹ không có dịp gặp lại ông ư?
- Không! Bà đã nói dối cháu là ông đã chết là vì vậy. Nhưng ai dè bây giờ cái chết đang đến gọi ông ấy đi…
     Tôi chợt nhớ ra một số điều khác lạ.
- Nhưng sao ông cháu lại biết được địa chỉ của nhà mình. Cháu nghe nói gia đình ta đã đổi nhà ở đến hai lần rồi cơ mà?
     Bà nói nhát gừng:
- Đấy là một điều lạ, vì sau đó chẳng ai nhắn lại địa chỉ cho ông ấy cả…
   Tôi chợt reo lên:
- Vậy là ông vẫn theo dõi nhà ta nên mới biết được địa chỉ mới chưa. Chắc ông vẫn nhớ bà và mẹ cháu lắm.
    Bà ngậm ngùi, những giọt nước mắt ứa ra nóng hổi rơi trên bàn tay tôi. Lát sau bà thì thầm:
- Đúng đấy! Bà cũng nghĩ vậy. Trong lòng bà không sao quên được hình ảnh  người chiến sĩ dũng cảm ngày ấy. Thế mà giờ đây ông ấy sắp ra đi mãi mãi.
    Tôi định hỏi thêm bà một câu nữa thì có tiếng gõ cửa gấp gáp, cánh cửa bị đẩy mạnh, mở tung, một luồng gió lạnh ùa vào cùng bụi mưa. Tôi nhận ra một bà ăn mặc sang trọng với chiếc áo nhung dài màu nâu sẫm và một chuỗi hạt ngọc to đều đặn đung đưa trước ngực. Tôi chạy ra định hỏi, thì bà già lạ lùng kia nói ngay:
- Đây có phải nhà bà Năm có con gái là Nga?
- Vâng. Tôi là Năm đây! Thưa bà có việc gì, xin bà cho biết.
    Bà tôi bỗng bừng tỉnh, thoát khỏi niềm u uất còn đọng trên ánh mắt. Tôi kéo ghế mời bà ngồi. Bà cảm ơn không ngồi mà nói luôn một hồi.
-  Ông Minh sắp mất, ông rất mong được gặp bà, xin bà đến ngay cho.
- Để làm gì thưa bà? Dù sao gần bốn mươi năm chúng tôi sống xa nhau.
    Bà già sang trọng khoanh tay rồi nói:
- Tôi cũng nghĩ thế, nhưng biết sao được, dù sao thì hai người đã có với nhau  những kỷ niệm tốt đẹp. Tôi cầu xin bà hãy đáp ứng yêu cầu của một người sắp từ giã cõi đời.
    Tôi bất ngờ ném ra một câu:
- Liệu những con chó có xông ra như hồi nào không ?
    Cả hai bà giật mình quau sang nhìn tôi. Bà tôi lập tức quát to :
- Hỗn!
   Nhưng bà già sang trọng kia cúi mặt nói:
- Tôi có lỗi, vì người sắp mất lúc này chúng ta bỏ qua mọi điều.
    Bà tôi quay lại:
- Cháu nó còn non dại, bà đừng chấp, việc bà đến đây tôi đã hết sức cảm động.
    Người đàn bà sang trọng chậm chạp bước tới cầm tay bà tôi nói:
- Dù sao, có một thời bà đã yêu  một người lính dũng cảm.
     Bà tôi lúng túng rụt tay lại:
- Bà nói hay quá… Nhưng con gái tôi…
    Bất ngờ, tôi đi nhanh đến bên cạch bà:
- Cháu sẽ đi với bà để gặp ông, chắc sau này mẹ cháu sẽ hiểu ra.
- Xe đã chờ sẵn, xin mời hai người ra xe
    Bà tôi lập cập, bàn tay run run đưa về phía trước. Tôi và người đàn bà sang trọng bước tới dìu bà tôi đi ra cửa. Tôi không cầm được nước mắt khi hiểu ra câu chuyện mà bà tôi đã âm thầm chịu đựng suốt nửa cuộc đời
                                                                  ĐOÀN QUỐC NGUYÊN


HOA TUN – ĐRA

Mấy chú hươu ngắn cổ
Kéo xe qua rừng tuyết
Đường xuyên qua Tun - đra
Các chú cười khà khà
Khoái quá, thật khoái quá
Tuyết bám vào mồm trắng xóa
Lại cứ tưởng mình đang ăn kem!
(Ăn vừa thôi kẻo sún hết răng)
Lấy đâu mà gặm cỏ
                                       
                     Mấy chú hươu ngắn cổ
                                     Đầu các chú có sừng
                                     Như cành cây không lá
                                    Cắm trên đầu các chú
                                    Như cây rừng Tai - ga
                                    Về mùa đông tháng giá
                                    Đường xuyên qua Tun – đra
                                    Các chú hươu đi qua
                                    Há miệng cười khà khà 
                                - Khoái quá thật khoái quá!
                                    Luôn mồm khen kem ngon
                                                    HOÀNG NGỌC CHÂU



CHÚ LỢN ĐẤT

                 trên nóc tủ
                 Có chú lợn con
                 Nung bằng đất sét
                 Cái bụng no tròn
                 Lợn hay ăn lắm
                 Chú thích đồng xu
                 Em cho hôm trước
                 Hôm sau lại chờ…
                                                                                                                                          TRẦN HỒNG LIÊN


CÂU CHUYỆN VỀ KIM ĐỒNG HỒ VÀ MUỖI


      Trong một ngôi nhà kia, trên chiếc bàn con có một chiếc đồng hồ xinh xắn có ba anh em. Kim giờ, kim phút, kim giây sống trong chiếc đồng hồ ấy. Kim giờ ăn nhiều nên béo tròn. Kim giờ là anh cả, còn kim phút là anh hai, sau rốt là cô bé kim giây. Kim phút dáng người tầm thước, có lẽ vì do chú hay tập thể dục thể thao, chế độ ăn uống của kim giây rất đặc biệt, kiêng béo, kiêng đường nên kim giây rất mảnh dẻ. Ba anh em rất yêu thương nhau. Nhưng rồi một hôm…
     Ngày mới đã bắt đầu, bình minh đang lóe sáng. Tiếng chim hót líu lo. Tất cả mọi cánh cửa trong nhà mở toang để đón khí trời trong lành. Không khí thật sôi động, những đứa trẻ chuẩn bị sách vở đến trường. người lớn bận chuẩn bị giờ đi làm.
- Bố ơi mấy giờ rồi ạ? - Đứa bé trai hỏi bố.
Người bố lại gần chiếc kim đồng hồ trên bàn, nhưng vì mắt kém quá không nhìn rõ mấy giờ. Trong lúc làm việc đó ông không biết rằng có một con muỗi đói đang rình rập mình “Chà, ông này chắc da cứng lắm, máu cũng chẳng ngon lành”, muối nghĩ vậy, nhưng vì đói quá nó đành phải bỏ cái luật từ trước tới nay của mình. Muỗi liền bay lên cánh tay trái và tìm mạch máu, đang hí hửng thì:
- Chết mày này. Mày dám đốt ông hả?
   Sợ quá muỗi vội bay lên. Nhưng vì vẫn còn tiếc mồi nó quay lại. Lần này người đàn ông lấy tay phải đập thật mạnh. Muối lăn quay ra bất tỉnh. Mừng vui vì chiến thắng, người đần ông nhìn vào đồng hồ:
- Chết rồi! muộn quá rồi.
    Ông vội đặt chiếc đồng hồ xuống. May cho muỗi là để chiếc đồng hồ rỗng. Chỉ mấy phút sau căn nhà trở nên yên tĩnh.
- Tích tắc…tích tắc
- Ối ối, bố mẹ cứu con với, cứu con với, người ta định giết con, giết một con Muỗi thân cô thế cô không có gì tự vệ.
   Tiếng la thất kinh của Muỗi khi nghe tiếng “ Tích tắc… tích tắc” khiến cho cô bé kim Giây sợ xanh mắt. Cô nép mình vào các anh hỏi với giọng run run:
- Có ai đang kêu sợ vậy các anh?
- Để anh! Kim Giờ nói – Này đừng có sợ, không ai giết anh đâu. Tôi là kim Giờ đây, còn hai em của tôi Kim Phút và Kim Giây
- Hú hồn! Thế mà cứ tưởng người đàn ông lúc nãy quay lại chứ…À, tôi là Muỗi
- Nhưng sao anh lại sợ? Kim Giây hỏi. “Chẳng lẽ lại nói là mình sợ. Thế thì mất mặt với Kim Giây quá. Mình phải tỏ ra ga lăng một chút chứ” Muỗi thầm nghĩ
- Nói thật là tôi không sợ đâu, mà chỉ vì cái tật hay giật mình ấy mà. Đời nào Muỗi lại sợ một ai. Kẻ nào lơ mơ tôi chích cho một cái thì ngứa phải biết, gãi chảy máu chứ lại.
- Tôi thì tôi không bao giờ làm vậy. Tôi rất quý con người. họ thường lên giây cót cho chúng tôi
   Muỗi tức sôi lên khi Kim Giây nói vậy:
- Cái gì? Cô bé này dám chê công việc của tôi cơ à? Cô tưởng công việc của cô là hơn tôi à? Cái đồ chỉ ăn không ngồi rồi như cô bé lại còn mà lại còn lên giọng dạy đời.
- Anh…anh…hu…hu. Kim Giây thấy cay cay ở sống mũi, không kìm được nước mắt uất ức cứ trào ra.
    Kim Giờ và Kim phút thấy em khóc rất thương, chúng tức giận khi thấy Muỗi nói nặng lời với em gái mình.
- Anh ăn nói cho cận thận! Đừng có mà ăn nói kiểu đó với em tôi – Kim Giờ nói
- Ha… ha… - Muỗi cười hả hê – Các người thật đúng là đại ngốc. Trong ba anh em tôi chỉ thấy Kim Giờ là có ích nhất rồi đến Kim Phút. Còn Kim giây thì hỏng
- Anh đừng có nói xằng bậy – Kim giờ hét lên – Anh định dùng kế để chia rẽ anh em chúng tôi chứ gì?
- Anh cứ nghĩ mà xem! Giả xử nhu có ai hỏi “bây giờ là mấy giờ” thì anh trả lời ra sao?
- À…à năm giờ hơn mười phút. Kim giờ không hiểu ý định của Muỗi
- Đấy, đấy nhé, chính anh đã thừa nhận là Kim Giây chẳng có ích gì cả. Anh đã nói năm giờ mười phút 55 giây. Mặc dù tính ra mà nói thì đúng là như vậy
- Nhưng mà…. Kim Giờ hết sức phân vân…
- Nhưng gì nữa… Mấy giây đâu có ý nghĩa gì, chẳng dùng trong công việc gì cả! Muỗi đắc thắng.
   Là một cô bé thông minh, đa cảm kim giây thấy rõ các anh đã nghi ngờ và không còn tin tưởng, thương yêu mình như trước “Tích tắc… tích tắc…”- Kim Giây cố kêu thật nhỏ giai điệu quên thuộc. Cùng lúc Kim Phút chậm rãi nhích lên một tí, còn kim giờ nặng nề lê mình. Sự chuyển động của kim giờ khó ai có thể nhận ra, nhưng sự đời là như vậy, kêu nhỏ thì vẫn là có tiếng. Kim Giờ và Kim Phút để ý và lại phân vân:
- Đau đầu quá! Có im đi cho tôi nhờ không. Kim Giây nghe những lời các anh chỉ chích lấy làm tủi thân. Cô bé đáng thương khóc nấc lên
- Khóc! Lại khóc. Hơi tí lại chảy nước mắt cá sấu. Cô bé ơi làm ơn cho tôi một ít phút thư giãn cái đầu mới – Muỗi phàn nàn.
   Bất giác, Kim Giây không thể nhấc mình được nữa. Đến lúc này, Kim Phút mới cảm nhận nguy khốn. Kim giờ và Kim Phút thấy rằng mình đang chết dí một chỗ.
- Kim Giây ơi, các anh mới có lỗi làm sao!
- Kim Phút than thở
- Ôi, đứa em gái của anh, em mới thật sự có ích – Kim Giờ thốt lên.
   Trước cảnh đau khổ của ba anh em, Muỗi là người tỏ ra vui hơn hết. Vì một lẽ thật dễ hiểu nó có thể ngủ một cách ngon lành không bị ai quấy nhiễu.
    Đánh một giấc ngon lành xong, Muỗi ta cảm thấy sảng khoái. Chợt nó nghe thấy giọng quen thuộc của người đàn ông
- Chết rồi, đồng hồ đứt giây cót rồi.
   Lừa lúc ông cầm đồng hồ lên, Muỗi liền bay vút đi lòng thầm nghĩ “Thật là phước bảy mươi đời. Vậy là mình đã thoát khỏi địa ngục chết người”.
  Sau khi Muỗi đã bay đi rồi, ba anh em kim đông hồ sống yêu thương nhau hơn. Cô bé Kim Giây hồn nhiên chạy cần mẫn từng khắc. Kim giờ và Kim Phút thì chẳng bao giờ còn thắc mắc “Kim Giây làm việc hay không”.
                                                                                     PHẠM KIM TRANG


GÁNH ỔI

Gánh ổi từ ngoại ô
Chạy về trên đường phố
Mang theo hương dịu ngọt
Của mùa thu trở về
   Trời thu xanh lộng gió
                        Nắng thu tràn trên đường               
          Cánh cửa trường rộng mở
  Em lật sang trang vở
           Hương thu bay khắp trời...
                                                                                                                          
                                                                                                                               HỒ CÚC PHƯƠNG





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét