Tìm kiếm Blog này

29 tháng 10, 2011

EM YÊU HÀ NỘI


PHẦN III

NGƯỜI THẦY GIÁO GIÀ


      Ngày nào cũng như ngày nào, trời vẫn còn sớm, khoảng lúc bốn giờ hơn căn nhà phía trước nhà tôi đã có đèn sáng. Cái bóng một thầy giáo già lại in lên bức tường. Cứ khi nào dậy ôn bài sớm là tôi vẫn thường xuyên thấy cảnh ấy. Trong khu tập thể này nhà thầy là nhỏ bé, ọp ẹp nhất, bị ép chặt xung quanh những ngôi nhà cao tầng. Sáng rồi đến chiều, thầy cứ ra đi  và trở về không ai hay. Bởi hầu hết trong khu, những đôi vợ chồng trẻ mới đến mua nhà họ nghĩ thầy là người lẩm cẩm. Họ sống cạch nhà thầy mà coi như không. Bên phải nhà thầy có đôi vợ chồng mới về có vài tháng, họ cứ dần lấn ít một sang nhà thầy. Thầy cũng lờ đi bởi thầy nghĩ mình còn sống được bao lâu mà cần nhà rộng. Tôi không hiểu sao thầy hiền quá như vậy. Thỉnh thoảng tôi còn nghe thấy tiếng cãi của đôi vợ chồng vọng sang nhà thầy. Chắc họ lại không vừa ý điều gì rồi. tôi biết thầy đã nhịn quen rồi, sao họ không để thầy vui vẻ sống quãng đời còn lại. Tôi tức họ bao nhiêu thì lại thương thầy bấy nhiêu. Thầy vẫn ngồi trầm lặng trong căn phòng nhỏ bé để làm việc. Tôi không hiểu sao tối thầy thức khuya đến mười một giờ rồi sáng lại dậy sớm gần như nhất trong khu. Công việc dạy học của thầy bận đến thế ư? Không, tôi không nghĩ vậy. Thôi, tôi cúng chẳng bận tâm nữa. Nói chung, tôi thấy thầy là một người ít nói mà chỉ say sưa với công việc nên tôi cũng ít trò chuyện với thầy. Chuông đồng hồ điểm sáu giờ, lúc đó hầu hết các nhà mới bật đèn sáng choang. Thầy bắt đầu sửa soạn các bài giảng vào chiếc cặp da đã sờn bạc. thầy dắt xe đạp rồi lọc cọc đi dạy. Thầy phải đi một lúc lâu, trong xóm mới nổ tiếng rồ máy, rồi từ trong ngõ xe máy lao ra vù vù.
     Khoảng 12 giờ hơn tôi mới đi học về, cùng lúc thầy cùng chiếc xe đạp cọc cạch trên đường về. Tôi được cùng bố mẹ ăn cơm trưa, nói chuyện vui vẻ. Còn thầy thì cô đơn ăn bất mỳ tôm với nước sôi. Thương thầy quá! Nghỉ ngơi một lúc thầy lại lên bàn hí hoáy viết. Đôi vợ chồng nhà bên về rồi, hôm nay họ về muộn hơn lại dẫn thêm một số người khách, chắc lại có bữa liên hoan gì đó. Thế rồi tiếng dép lọc cọc trên cầu thang gỗ, tiếng cười nói ầm ĩ, xình xình tiếng nhạc vang sang nhà thầy. Thầy chỉ lặng lẽ nút bông lại rồi tiếp tục viết, nhưng những âm thanh đó như muốn làm cho nhà thầy vỡ tung ra mất. Thầy mở cửa sang nhà bấm chuông, chắc biết thầy đến nhắc nên chẳng ai xuống mở cửa. Cô vợ ngóng cổ từ trên gác hai:
- Chuyện gì thế nữa ạ?
- Chị có thể vặn  nhỏ nhạc một chút được không?
    Nhưng cô vợ vẫn chẳng để ý lời thầy nói:
- Hết giờ nghỉ trưa rồi ạ!
   Thầy cũng chẳng nói gì thêm, quay đầu ra về rồi chịu đựng.
   Cuộc sống của thầy buồn bã thật, dường như tôi chẳng thấy khi nào thầy vui thật sự. Nhiều lúc tôi muốn giúp thầy lắm nhưng chẳng biết làm gì cho thầy. Hôm nay tôi đi học về thì cửa nhà thầy đóng im lìm, không có thầy ngồi trên bàn nữa. Chắc thầy có việc bận? Tôi chỉ hơi băn khoăn. Bữa trưa chỉ có mẹ và tôi ăn cơm vì bố tôi có việc bận. tôi vừa ăn vừa dở báo xem. Ôi! ngạc nhiên quá, trên báo có đăng bài thầy viết này, lại ở mục chính của báo “Văn hóa và xã hội”. Nghĩ lại cảnh thầy thức khuya dạy sớm, hóa ra vậy. Thấy tôi dang ăn lại ngồi nghĩ cái gì mẹ hỏi:
-  Sao con ! có tin gì hay à?
      Mắt tôi vui sướng nhì mẹ:
- Thầy giáo có bài đăng trên báo, mục chính mẹ này!
     Tôi chỉ vào tờ báo rồi lại nói:
-  Ăn xong cơm, con sẽ mang sang cho thầy mừng.
    Nghe thế mẹ tôi mới sực nhớ ra:
- À! Thầy hôm nay bị ốm khá nặng đấy! Không có ai ở bên nên  con mang cân cam tiện thể thăm thầy.
    Tôi không ngờ như vậy, vừa vui cũng vừa buồn cho thầy. tôi mang túi cam cùng tờ báo sang nhà thầy, thấy tôi đến thăm, thầy nói:
-  Cảm ơn con nhé ! Thầy không sao đâu!
     Tôi vội đưa ngay tờ báo cho thầy:
-  Thầy ơi! Báo đăng bài thầy ở mục chính thầy ạ.
     Nghe tôi nói thầy ngạc nhiên lắm, cầm xem tờ báo thầy mới thực sự tin. Khuôn mặt buồn buồn, trầm lặng của thầy bỗng tươi lên , đôi mắt thầy thể hiện niềm vui vô tận. Thầy mừng quá đến nỗi cứ cầm tờ báo mãi mà không thấy nói lên lời.


TẶNG CHÚ TRẦN ĐĂNG KHOA


Cháu yêu thơ chú làm sao
Từ “góc sân” nhỏ thanh cao “khoảng trời”
Thêm yêu đất nước con người
Khi “nghe thầy đọc những lời thơ” hay
“Đất trời sáng lắm hôm nay”
“Tiếng gà” đánh thức một ngày mùa vui
Bác nông dân rất tươi cười
“Con trâu lông mượt” được người dắt ra
Phải quý “Hạt gạo làng ta”
“Gửi theo các chú” đi ra chiến trường
“Chớm thu” trời đẫm hơi sương
Lạp lòe “Hoa lựu” đâu tường nhà ai
“Chích chòe” lên tiếng sớm mai
Gọi theo “Hương nhãn” nặng sai trĩu cành
Cả nhà đi hết vắng tanh
Còn em thơ thẩn loanh quanh một mình
“Bác giun đưa đám” linh đình
Phủ màu “hoa bưởi” hóa thành khăn tang
“Cây dừa” bất chớt dòm sang
Rì rào tan vẫy như đang chia buồn
“Gà con liếp nhiếp” trong vườn
Chưa xin gà mẹ chạy luôn mất rồi.
Trên trời ai “thả diều” trôi
“Con cò trắng muốt” đội trời mà bay
Cò ơi! Có biết diều này
“Trăng từ đâu đến” mà hay căng tròn?
Phải chăng là một đứa con
Bố trời, mẹ đất vuông tròn tạo nên
Đẹp thay cảnh sắc thiên nhiên
“Hương đồng” gió núi nắng xiên ngang trời
Quê hương “Tiếng võng” ru hời
“Tiếng đàn bầu “trở trăng” trôi êm đềm

                                                                                                                NGUYỄN MINH HIỀN

                    
BÚT CHÌ VÀ CỤC TẨY

    Ngày xưa Bút Chì và Cục Tẩy sống cạch nhau. Một hôm Tẩy lăn ra chỗ Chì nói :
-  Anh Chì ơi! Em… Em… em có chuyện này  không biết có nên nói hay không? Anh… anh cho phép em mới dám nói.
    Bút chì lên giọng:
- Chú mày có chuyện gì thì nói mau đi, lằng nhằng ta đá cho bây giờ. Nhanh!
    Tẩy sợ quá liền nói:
- Vâng , vâng. Em xin nói đây ạ! Em…em … muốn kết bạn với … với anh!
-  Hức!  Mày mà cũng đòi kết bạn với tao à? Đúng là “ Đũa mốc muốn chòi mâm son”. Mày trông:
    Vừa nghe xong Chì lên giọng kinh thường:
                   Thấp thấp bé bé
                   Chẳng có tay chân
                    Suốt ngày lăn tròn
                    Lại hay lải nhải 
Sau khi vịnh thơ chê Tẩy, Chì ta nói như ra lệnh:
- Thôi, chú mày cút về đi, ta cao roa đẹp trai, văn võ song toàn, ai thèm làm bạn với mày. Đi cút ngay khỏi nhà tao!
Tẩy vừa buồn vừa sợ, lủi thủi bổ về.
Bẵng một thời gian sau. Một hôm trong khi đi dạo, Chì nhìn thấy bác Gọt Bút Chì nhỏ bé tưởng dễ trêu liền viết lên tường bài bài thơ trêu chọc:
                            Ha Ha Ha Ha
                            Lão Gọt Bút Chì
                            Suốt ngày ru rú
                            Ở tịt xó nhà
                            Ếch ngồi đáy giếng
                            Biết được cái gì
                            Ha Ha Ha Ha!
     Viết xong, Chì ngửa mặt lên trời khoái trá, tán thưởng cho thói nghịch ranh của mình.
      Nào ngờ bác Gọt Bút Chì thấy vậy nổi cáu, toan “sửa” cho một trận nhớ đời. Chì khóc lóc van xin mãi bác mới tha cho. Bác nghiêm giọng nói:
- Phải xóa bằng hết chữ trên tường đi. Từ nay cấm chỉ cái thói hống hách, kiêu căng, còn thấy tao quyết không tha!
    Chì nghĩ lúc này chỉ có Tẩy mới giúp được. Nhưng nhờ tẩy thì xấu hổ quá. Chưa lúc nào nó thấy hối hận như lúc này. Nó cay đắng cho những trò dại dột của mình với tẩy mà mọi người xung quanh.
                                                                      NGUYỄN VŨ HOÀNG AN

  
 NHỚ QUÊ
           
Xa rồi mới nhớ vườn dâu
Nhớ con sông nhỏ, nhịp cầu bắc ngang
Nhớ tre ru dịu đường làng
Nhớ hoa câu rụng mơ màng đầy sân
Nhớ hương bồ kết lâng lâng

                          
                             Vương trên tóc chị, bâng khuâng đến giờ
                              Nhớ bà ngồi kể chuyện xưa
                              Hằng mong chú Cuội, ngồi chờ trăng lên
                              Nhớ cơn gió thoảng bên thềm
                              Mang thời thơ ấu êm đềm, bay đi…
                              Sao mình chẳng còn nhớ chi
                              Khi đang ở giữa đất quê ngọt ngào…?
                                                                                                             NGUYỄN VIỆT PHƯƠNG


















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét