![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiC66MAgaASYNyFXZ1aJnScpgmS9XMgKt9UXwsjvp3MC8-SfWNiOc1AZkWxWq_Iu5wlbT_NqKWwZpx7GMPPH06iqtTC5AnjDmi1tCEjtyHEkPIb5jp6fkGLtdH_K4Xyd-Mka0pSw_EfX7M/s320/images+(3).jpg)
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEg8hQ8WYMAaKXZk4K60IdoZJ7CLlo3q1Ekg7sIV4otLg96iwgT9wCc0mUzghRfbu1t3rnqwwJFuUOm4rUzAAVuPGXEvvv2JMDbbQ0c9xulVnkNhICjNiRwy528fUVuD_sx2D4tIxgbV_Cw/s400/images+(2).jpg)
CHỊ GÁI EM
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiPAGD9g6nS_8owVnStRdgluBfrqa6ur38ZRYNJDM5bao_dMZT2sr113B0VT7Ho1zmLlbxDk-ZFHAjRRLjP8QBgd_zUCyB90bhkWu3WnT1_H4gghv5l7_e_bZHC549BY14pnCRPvzgBHlQ/s320/t%E1%BA%A3i+xu%E1%BB%91ng.jpg)
Năm tôi học lớp bốn, có một lần bố tôi mua
về một con búp bê Barbie tuyệt đẹp. Có thể chưa tới mức “da trắng như tuyết,
môi đỏ như máu, tóc đen như gỗ mun” nhưng con búp bê cũng đủ làm chúng tôi say
sưa suốt cả buổi. Thế là lại có chuyện rồi! Bé Vy ( em gái của tôi) và tôi, ai
cũng cho “món quà trong mơ” này là của mình:
- Của em chứ!
- Của chị chứ! Bố
mua cho chị mà!
- Không, của em!
- Của chị!
Chiến tranh lạnh giữa chúng tôi bắt đầu
lớn dần lên. Cuối cùng, cả hai đứa cùng đi tới một quyết định:” Bây giờ, ai nói
với người kia trước sẽ không được búp bê: Tôi mỉm cười đắc thắng. Vy là “máy
nói” của nhà tôi. Cả buổi tối ấy, chúng tôi không ai nói với ai lần nào. Còn
mẹ tôi luôn lặp đi lặp lại một điệp khúc: “ Con phải nhường em…” hay “em nó còn
bé…” và những câu tượng tự như vậy. Đúng là tôi gặp phải “đối thủ nặng ký” rồi.
Đêna trước lúc đi ngủ, thì tôi đọc được tờ giấy như thế này , đặt ngay ngắn
trên chiếc gối đầu giường: “Mai em thi Tiếng Việt, chị gọi em lúc 6 giờ nhé!”.
Trời ạ! Mai là thứ bảy mà, sao “nó” lại đi học vào đúng ngày tôi nghỉ cơ chứ?”.
Kể ra, nếu bố mẹ không đi làm từ sớm, thì tôi cũng không phải gánh trách nhiệm
“nặng nề” này. Thôi, tôi đành làm “ người chị gương mẫu” vậy.
Sáng hôm sau, thay vì được nghe tiếng
chim hót líu lo buổi sớm, tôi lại phải nghe tiếng mếu máo của Vy: “ Chị ơi, dậy
đi em muộn học rồi”.Tôi choàng dậy, nhào ra khỏi chăn: “Muộn…muộn rồi à! Thôi
lên xe đạp chị …. chị đèo”. Lúc đó, Vy đi học muộn mà tôi cứ tưởng như là chính
mình vậy. Tôi đèo Vy đến nơi, thì cổng trường đã khóa trong. Vy ngồi sụp xuống,
khóc nức nở. tôi tự nhủ: “Thôi chết! Hôm nay là ngày thi tiếng Việt của “nó”.
Làm sao bây giờ?...” Nhìn Vy khóc, tôi thấy vừa lo, vừa buồn cho em. Trong trí
óc non nớt của “Tôi” hồi ấy, có một cảm giác thật khó tả, cứ dâng lên, dâng
lên mãi. Lúc đó, tôi mới hiểu rõ, dù chỉ là một chút thôi, thế nào là “làm
chị”, thế nào là thương em. Đúng lúc ấy, bác bảo vệ đi ra, tôi mừng rơn:
- Mấy đứa này làm
gì ở đây thế?
- Bác ơi, em cháu
đi học muộn, bác mở cửa cho chúng cháu được không ạ?
- Không được!
- Bác ơi hôm nay em
cháu thi tiếng Việt mà.
- Không được. Chưa
đến 7 giờ, làm sao mở cửa được.
Tôi đang chưa hết ngạc nhiên, thì đã thấy
tiếng “À”từ Vy, thì ra lúc sáng, mắt nhắm, mắt mở thế nào, nó lại nhìn
nhầm sáu rưỡi thành bảy rưỡi. Tôi nhăn
nhó: “Em ơi, mày làm chị mất đi mấy chục năm tuổi thọ rồi đấy!”. “Nó”thỏ thẻ:
chị My ơi, lúc nãy em nhỡ nói trước mất rồi!”Giờ thì đến lượt tôi “à” một
tiếng. tôi bảo nó: “Thôi, xí xóa đi, hai chị em mình chơi chung nhé!”. Rồi cả
hai đứa cùng reo lên thích thú.
Tối hôm đó, chị em tôi cứ ríu ra ríu rít
chăm sóc cô búp bê, “ thành viên mới của gia đình”. Đúng lúc ấy, bố về. Bố tươi
cười bảo: “Các con gái rượu của bố đâu rồi?Tí nữa, cả nhà mình cùng đi ăn sinh
nhật chị Diễm hương nhé! À nhớ mang theo cả con búp bê bố mới mua nữa!” Hai chị
em tôi chưng hửng nhìn nhau chẳng nói câu nào. Chẳng cần nói, chắc các bạn cũng
biết, hai đưa tôi đã bị bố mắng như thế nào.
Câu chuyện này đã xảy ra cách đây lâu lắm
rồi. nhưng mỗi khi nhớ lại,lòng tôi lại ngân vang những bản tình ca ngọt ngào.
Nó nhắc tôi nhơ rằng, tình ảm chị em thật đẹp, thật đáng yêu. Bây giờ tôi đã có
thêm một cô em nữa rồi, bé tên là Vân Nhi. À, hình như bố tôi về rồi đấy! Bố
lại mua cái gì thì phải.
- Của em chứ!
- Hay chơi chung đi!...
- Không cho Vân nhi
đi…
- Ừ đúng rồi, cho
Nhi nhé!.
Bài tham dự cuộc thi “Việt Nam quê hương em”
PHẠM
TRÀ MY
LỚP 8H1 – THCS TRƯNG VƯƠNG – HÀ NỘI
NĂM
HỌC 2004 - 2005
NẮNG MỚI
Sớm nay em thức dậy
Thấy trời đã sáng rồi
Ông mặt trời đang ngồi
Cùng mây trên đỉnh núi
Vui sao màu nắng mới
Đang tìm về nắng mai
Nắng ghé vào cửa sổ
Nắng cùng em học bài
Chan hòa trong ánh nắng
Để rồi trang giấy trắng
Xếp đầy lòng yêu thương
Nắng cùng với vầng dương
Đưa đường em xuống núi
Gọi mùa xuân tỉnh giấc
Nắng cùng em đến trường
Bài tham dự cuộc thi “Việt Nam quê hương em”
VƯƠNG THỊ HOA
LỚP 9B – THCS TÂN THỊNH – YÊN BÁI
NĂM HỌC 2004 - 2005
TRANG
Lên thành phố được một thời gian ngắn Trang cảm thấy
mình quá “ quê mùa” so với bạn bè của trang lứa. Và Trang quyết định “lột xác”
để trở thành dân sành điệu. Từ đó trở đi Trang luôn luôn tham gia những buổi
tiệc, dạ hội của giới con nhà giàu. Cô luôn tự làm mới mình trước mặt mọi
người. Với nhiều kiểu thời trang moded khác nhau dần dần Trang cũng thích nghi
được với cuộc sống của giới thượng lưu. Hàng tháng Trang luôn gửi thư về dưới
quê để xin tiền bố mẹ với đầy đủ lý do mà cô cho là cần thiết cho việc học hành
của con cái bị giở giang.
Nhận được giấy báo trúng tuyển vào đại học, Trang rất
vui mừng và sung sướng vì đó là mơ ước của cô. Bố mẹ Trang cũng tạo mọi điều
kiện cho cô đi học dù gia đình không được khá giả lắm lại có thêm 3 đứa em của
trang cũng đang tuổi ăn, tuổi học.
Rồi một ngày cô về quê để đi đám cưới đứa em bên nhà
dì. Cô rất hãnh diện vì đây là chỗ cô thể hiện mình trước mắt mọi người – Trang
đã chuẩn bị cho mình một bộ cánh rất
sành điệu và thời trang. Ngồi ngoài nhà không
thấy mẹ gọi cô liền chạy vào buồng. Trang dường như sững người lại vì cô
nhìn thấy một cảnh tượng. Mẹ cô ở trần, thân người gầy gòm, dương như chỉ còn
mỗi da bọc xương với bộ áo dài cũ kĩ, đã có vài nốt chuột nhấm. Trang không nói
được gì, mắt cô cay xè, mẹ cô cũng “ lột xác” giống cô nhưng theo 1 ý nghĩa
khác. Lúc này Trang mới cảm thấy xấu hổ và thực lòng cô đang nói “Mẹ ơi! Thật
sự con xin lỗi mẹ…
Bài tham dự cuộc thi “Việt Nam quê hương em”
VŨ THỊ HÀ
LỚP 9B – THCS TÂN THỊNH – YÊN BÁI
NĂM HỌC 2004 - 2005
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét