Cứ bốn năm, ba tôi mới về qua nhà một lần
độ mươi ngày. Rồi hơn ngàn ngày sau đó, chỉ có mấy mẹ con tôi với nhau, đó là cuộc
sống của gia đình tôi. Ba đứa tôi như con thú nhỏ không bao giờ yên ổn. Còn mẹ
tôi luôn là người đi dọn dẹp bãi chiến trường mang lồng ngực một trái tim nhân
hậu.
Sau khi mẹ giảng giải cho tôi nghe, anh đã
ngốc thế nào khi đổi chiếc mũ duy nhất của ba anh em và lọ dầu cao hổ đổi cho
thằng Cò lấy hai quả cà chua, mẹ lấy roi quất cho anh tôi mấy cái thật đau. Mẹ
bảo: “Mẹ dạy con bằng lời lẽ, để con hiểu ra lẽ phải. Mẹ dạy con bằng roi, để
con nhớ mà sau này đừng lặp lại thế nữa”. Anh trai tôi! Anh thường xuyên về nhà
với những vết bầm dập rướm máu. Anh mang rơm ra đồng hun chuột làm cháy bùng cả
một cánh đồng đầy cỏ khô. Anh sợ, chạy va phải tôi làm tôi ngã gãy mất cái răng.
Rồi anh sợ, trốn biệt tăm. Mẹ đi tìm anh giữa trời mưa gió, nằm khóc vì tuyệt
vọng, nhìn lên trần thấy anh đang ôm cột ngồi thu lu trên xà nhà?
Còn tôi? Tôi đem bắt nhốt vào lồng, nuôi
bất kỳ con gì, mà tôi bắt được. Cua buộc dây bò lổm ngổm, chuồn chuồn buộc đuôi
khắp dây màn. Tất cả các loại lọ của mẹ, tôi đem trút hết lấy làm hồ nuôi cá.
Rồi trứng thằn lằn, trứng chim, trứng gà, tôi đem ấp ở nơi kín đáo như chum
gạo, khoai... Chén bát ăn cơm tôi đem làm vườn ươm mạ non, giá đỗ, mộng khoai…quanh
năm mọc mầm dưới giường mẹ. Và mẹ cho tôi ăn đòn, khi khắp nhà bốc lên mùi cua
chết, chuột chết… Rồi mẹ cầm chổi dọn hết mọi ngóc ngách trong nhà, lưng ướt
đẫm mồ hôi.
Người em út của tôi, thỉnh thoảng, mẹ
phải mang nó ra phòng y tế nắn xương, bó bột vì nó ước mơ là phi công. Với tấm dù là cái chăn hoa của mẹ bay phần phật sau lưng, nó “bay” từ đỉnh đống rơm,
nóc chuồng trâu, chạc xoan… Thường sau khi nghe thấy“ Hãy xem ta đây” thì
chúng tôi thấy áo đã ngã uỵch, miệng kêu la. Mỗi lần như vậy, chúng tôi lại
nghe tiếng hét và la mắng của mẹ.
Nhưng rồi sau mọi chuyện, mẹ thường ôm
lấy chúng tôi và bảo: “không sao, rồi các con sẽ trở thành những cô cậu bé biết
suy nghĩ, thông minh và ngoan ngoãn”. Và rồi, dần dần chúng tôi đều lớn lên,
đều trưởng thành như lời mẹ tiên đoán của mẹ. Tôi thầm nghĩ: “Tại sao mẹ có
thể kiên nhẫn để vượt qua cái thời gian khủng khiếp ấy?”. Mẹ! Mẹ yêu, mẹ luôn dành cho anh
em tôi tình thương yêu vô bờ bến.
Bài tham dự cuộc thi “Việt Nam quê hương
em”
TRẦN
THỊ THÙY LINH
LỚP 8K – THCS TRƯNG NHỊ – HÀ NỘI
NĂM
HỌC 2004 - 2005
GỬI
Ta
gửi niềm yêu thương
Trong
từng con ngõ nhỏ
Ta
gửi những buồn vui
Vào
hạt mưa thân thương
Ta
gửi cả vấn vương
Vào
nắng vàng mùa hạ
Trời
sao mà xanh quá
Mây
trắng bồng bềnh trôi
Gửi
điểm mười đỏ chói
Vào
màu phượng thắm tươi
Vào
con đường quen thuộc
Vào
thành phố thân yêu
Gửi
những bài văn hay
Đến
bến cảng xinh đẹp
Đến
bãi biển Đồ Sơn
Và
Cát Bà yêu dấu
Bao
nhiêu điều ta gửi
Vào
thành phố ta yêu
Nguyện
luyện tài, rèn đức
Để
xây dựng ngày mai
Bài
tham dự cuộc thi “Việt Nam
quê hương em”
LÝ THỊ HUYỀN TRANG
LỚP 5P1 – TH ĐINH TIÊN
HOÀNG – HẢI PHÒNG
NĂM
HỌC 2004 - 2005
CHIẾC ÁO MÀU XANH RÊU
Tôi đã từng rất yêu mẹ khi còn nhỏ. Giờ vẫn vậy, nhưng hình như sự cách biệt giữa hai thế hệ và cái tính cách kiêu kỳ,
bướng bỉnh của cô bé mới lớn trong tôi đang làm tình cảm mẹ con ngày càng ngăn
cách. Tôi ít chú ý tới mẹ hơn và trong cách nói chuyện vẻ thơ ơ lạnh nhạt. Cũng chính vì vậy, mà tôi lại phải hối hận.
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh08JxwHmkF6g747fcXUd7lynGsL80fyuMrSS0Ddw1CWyXTL7WSfpMBbFjcI09tSJNv2pdg6U1czbW-S0ks6Sx2CCEby_vad7dBu6e3u5ePwzr-uogtLajzPrquVzEvEf_LCCnBp_t7hX8/s320/1446.jpg)
- Con ra đây mẹ
bảo!
Hơi uể oải bước lại, tôi thấy mẹ rút từ trong túi ra
một chiếc áo in hình con mèo nhỏ giương cái bản mặt vênh vênh đáng ghét lên
nhìn tôi với con mắt " khinh đời"
Mẹ nói liền một mạch, không điểm nhấn (có lẽ là do sợ
“ thính giả” sẽ “ cắt phăng” lời mẹ nói bằng giọng“cao chót vót” của sự
phản ứng, nhanh nhạy
- Hôm nay, mẹ đi
qua một cửa hàng, thấy cái áo này đẹp nên mua cho con!
- Tôi ngó trân trân
vào chiếc áo, rồi gào lên:
- Tại sao mẹ có thể
chọn một cái áo màu xanh rêu “ gớm ghiếc” thế này cơ chứ! Mặc nó vào, trong con
sẽ chẳng khác gì một… “bà già đau khổ”!
- Mẹ vẫn rất bình
tĩnh:
- Nhưng với chiếc
áo thẫm màu, có lẽ không làm bẩn nó!
- Tôi cũng chẳng
chịu hạ bớt giọng đi chút nào
- Nó chỉ hợp với mẹ thôi! Con đã nói nhiều lần là con sẽ tự chọn quần
áo cho mình. Con lớn rồi!
- Mẹ cũng bắt đầu
tức giận:
- Con không cần chứ
gì? Vậy thì từ nay, mẹ sẽ không bao giờ mua quần áo cho con nữa!
- Con sẽ không mặc
chiếc áo này! Mẹ lạc hậu quá rồi! – Tôi cũng ức chế hét lên, rồi phi thẳng vào
phòng, đóng sầm cửa lại, “Mẹ thật cổ lỗ sĩ, quá là lạc hậu!”
- Trong một phút,
tôi chợt nghĩ: “ Mẹ sinh
con ra trong bao nhiêu khó nhọc, mẹ ru con, yêu thương con tha thiết. Mong cho
con luôn luôn ngoan hiền, giấc no say…”, giai điệu du dương của ca khúc “ Mẹ
yêu” cất lên bỗng làm tôi giật mình: “ Mình có quá quắt không nhỉ, mẹ đâu có
lỗi trong chuyện nay! Đó có lẽ chỉ là do sự cách biệt tuổi tác mà thôi. “ Ôi,
hình như mình đã quá đáng thì phải!”… Cứ như vậy, suốt đêm, tôi trằn trọc
mãi, nghĩ về mình rồi lại nghĩ về mẹ, nỗi hối hận bắt đầu dâng lên trong lòng
tôi. Và tôi quyết định phải làm một điều gì đó.
- Tôi để lại mảnh
giấy nhỏ trên bàn trước khi cùng bố tới trường từ sáng sớm.
“ Con xin lỗi mẹ về những lời nói không
đúng mực (ngoại trừ việc chiếc áo thực sự không hợp với con!). Con xin hứa với
mẹ là con sẽ không bao giờ cáu giận một
cách tùy tiện nữa! (Và mẹ cũng hứa sẽ không bao giờ lựa chọn cái thứ màu xanh rêu “chuối” không
thể tả ấy nữa nhé!”.
Yêu mẹ!
Nhóc
Bee!
Ôi trời, không
thể ngờ mẹ lại vui tính đến vậy!
Ôm
chặt bức thư mẹ viết, tôi nhảy cẩng lên hết ầm ĩ: “Mẹ ơi! Mẹ thật tuyệt vời!”
Từ
hôm đó bức tường ngăn cách giữa hai mẹ con đã hoàn toàn sụp đổ. Tôi lại yêu
thương mẹ, và tôi cũng hiểu rằng: dù
trong hoàn cảnh nào, mẹ là người yêu tôi nhất!”
Bài tham dự cuộc thi “Việt Nam quê hương em”
CHỬ
PHƯƠNG LINH
LỚP 8H1 – THCS TRƯNG VƯƠNG – HÀ NỘI
NĂM
HỌC 2004 - 2005
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét