Đêm.
Tiếng gió đông xao xác bên cửa sổ. Mẹ đắp thêm chăn cho Phương. Như muốn để mẹ
khỏi lo, nó vờ nhắm mắt. Rồi khẽ tắt đèn, mẹ mở cửa, dắt xe đi. Phượng choàng
dậy, đưa mắt nhìn qua ô cửa sổ. Từng đám lá cuộn tròn trong sương khuya. Đêm
nay, cũng như mọi đêm khác, mẹ nó đi làm…
Phượng đã lên mười hai – cái tuổi con bé
suy nghĩ chưa được chín chắn. Mẹ nó làm ca đêm, vất vả lắm. Khoảng một hai giờ
đêm, mẹ nó mới về. Chớp mắt được không lâu, sớm mẹ nó phải đưa nó đi học. Bạn
học nào của nó cũng được ba mẹ đưa đi bằng xe máy đủ loại nhưng , nó thì không
được thế. Suốt bao năm qua, mẹ vẫn luôn đưa Phương đi học, mẹ vẫn đi làm, đi
chợ bằng chiếc xe đạp cũ đã bạc màu. Có lẽ chính vì điều đó mà nó cứ cúi mặt
khi đến lớp. Đâu chỉ có vậy, nó còn ngại ngùng khi kể cho các bạn nghe về công
việc của mẹ. Mẹ không phải là một cô giáo, cũng không phải là bác sĩ hay y tá, mẹ
chỉ là công nhân quét rác của công ty môi trường. Năm Phương lên bảy tuổi cũng
là năm cha mất vì bệnh tật, cuộc sống gia đình do một tay mẹ gánh vác. Ngày
tháng dần qua, mẹ đã vất vả, thức khuya dậy sớm kiếm tiền nuôi con ăn học.
Sớm nay, mẹ đưa Phương đến trường. Dừng xe
ngay trước cổng, mẹ đưa cho nó một gói xôi: “Này con, giờ ra chơi con nhớ ăn
xôi đi nhé!” Mẹ ân cần, nó không trả lời, lẳng lặng vẫy chào mẹ và bước đi. Như
mọi ngày, lớp học vẫn luôn ồn ào, náo động. Cửa khẽ mở, cô giáo bước vào lớp.
Cả không gian bỗng trở nên im lặng. tiết đầu tiên môn mỹ thuật – giờ học mà
Phương thích nhất bởi từ trước đến nay, nó luôn là người vẽ đẹp nhất lớp. Thế
nhưng hôm nay, Phượng đã không khỏi ngạc nhiên trước chủ đề của cô giáo giao
“Gia đình”. Tay nó như cứng lại, nó tưởng
chừng mình không thể cử động thêm hơn nữa. Phương im lặng đứng nhìn tờ giấy
trắng, bao nhiêu ký ức về mái ấm nhỏ bé ở nơi nó bỗng hiện về thân thương: hình
ảnh cha dắt nó đến gặp mẹ trên con đường quen thuộc, đôi tay cha ấm áp đến lạ
lùng, ánh mắt cha nhìn nó hiền từ đầy bao dung. Mắt Phương dần đỏ hoe, long
lanh nước mắt nó nhớ đến bóng dáng mẹ trong từng đêm lạnh, nhớ dôi tay mẹ cẩn
thận quét từng góc phố, từng con đường. Những nếp nhăn dần xô lên vầng trán mẹ,
trong cơn gió đông, mẹ nở nụ cười yêu thương. Thế rồi, Phương bắt đầu vẽ. Nó
quên hết mọi thứ xung quanh, quên hết sự ngại ngùng trước bạn bè. Giờ đây, có
ai biết rằng, nó đang sống trong niềm hạnh phúc!
Cửa khẽ mở,mẹ dắt xe vào nhà. Phương đã
ngủ từ lâu. Mẹ đắp thêm chăn cho nó rồi nhẹ nhàng dọn dẹp đồ dùng trên bàn học.
một tờ giấy trắng được gấp kỹ rơi ra từ quyển sách. Mở ra xem, mẹ bất ngờ hình
ảnh của chính mình trong bộ đồng phục thu gom lá khô bên đường. Xa xa, cha và
Phương đi đến, tay cầm một cái túi nhỏ. Giọt nước mắt bỗng lăn trên gò má của
mẹ. Ngày xưa, cha con Phương vẫn thường mang cơm đến cho mẹ trong những buổi
tan ca. Trần ngập trong niềm xúc động, mẹ còn ngạc nhiều hơn khi bắt gặp dòng
chữ nhỏ bé của con mình ngay phía sau bức tranh “ Mẹ của con!”
Bức tranh này đẹp lắm phải không mẹ? Đã
nhiều lần, con muốn đặt bút vẽ mà chưa dám. Cho đến hôm nay, khi đưa bút vẽ nét
đầu tiên thì con mới hiểu, hạnh phúc lớn nhất của mình là có mẹ luôn che chở và
chăm sóc, một người mẹ luôn dành hết công sức làm dẹp cho đời. Càng ngắm nhìn
những con đường thoáng sạch và nụ cười của mọi người, con càng thấy thương mẹ
hơn, thương từng dấu chân mẹ miệt mài làm việc, thương bóng hình mẹ đã khó nhọc
vì con. Lẽ ra sau khi cha mất, con phải đem đến cho mẹ bao nhiêu niềm vui nhưng
ngược lại, thay thế vào đó là những giọt nước mắt. Một ngày nào đó, khi đọc
được những dòng chữ này, mẹ sẽ hiểu được tấm lòng con và biết rằng, con gái mẹ
con yêu mẹ nhiều lắm!”
Từng đám cuộn trong sương khuya. Gió đông
xao xác, len lỏi qua khung cửa sổ. Vậy mà không hiểu sao giờ đây, trái người mẹ
đang ấm áp vô cùng. Bóng đêm bao trùm cả không gian, điểm mười đỏ chói trên bức
tranh tỏa ra những luồng sáng rực rỡ!
Bài
tham dự cuộc thi “Việt Nam
quê hương em”
NGUYỄN
NGỌC LINH
LỚP
7M – THCS TRƯNG VƯƠNG – HÀ NỘI
NĂM
HỌC 2004 - 2005
LÃO ĐIÊN
Trong làng bỗng xuất hiện một người đàn
ông lạ. ông ta nhếch nhác, bẩn thỉu, đầu tóc bù xù, cháy sém vì nắng. Nhìn cái
áo của ông thì chẳng ai, dù có tình thương đến mấy cũng không thể xác định màu
của nó. Cái quần thì te tua, rách rưới như mốt thời trang kinh dị, để hở bắp
chân gầy đầy vết chó cắn, vết dọc, vết ngang, đến hãi! Cả làng gọi ông là lão
Điên. Lão Điên hàng ngày lang thang xin ăn, xin uống, sống vạ vật nhu bóng ma.
Lũ trẻ ném đá, lè lưỡi trêu ông. Chỉ có những người già là chép miệng, than ông
khổ, thỉnh thoảng lại dúi vào tay cái bánh trưng hay quả ổi, gọi là làm phước.
Đầu làng có cậu bé Thanh mồ côi sống cùng bà rất tốt bụng. Cậu thường giúp bà
đem bánh cho lão Điên. Mỗi lần mang bánh cho lão, cậu thường ngồi lại xem lão
ăn và hỏi chuyện lão. Thanh chưa từng nghe lão nói nhưng cười thì thấy rồi, chỉ
một lần thôi, nụ cười rất hiền, rặng rờ như mặt trời trên bầu tròi xám. Thấy
Thanh chơi với lão, thằng Nam
xui lũ trẻ trong làng tẩy chay Thanh, có lúc còn ném đá vào cả hai người. Thanh
không buồn vì bị tẩy chay mà buồn vì lũ trẻ không có tình người.
Một ngày nọ, thằng Nam dẫn đầu lũ trẻ đi tắm sông.
Nó vừa bơi vừa biểu diễn trò trồng cây chuối rất điệu nghệ. Ở phía xa, Thanh
nhìn Nam
thèm thuồng vì nó không biết bơi. Lũ trẻ tắm cùng nam reo hò như hội khi tấy
một mình Nam
bơi tới bên bờ kia sông. Nhưng lúc thằng Nam bơi trở về thì cánh tay nó bỗng
chới với. Thanh chắc mẩm nó bị chuột rút và thầm nghĩ: đáng đời! Lũ trẻ sợ hãi
cuống quýt ầm ĩ rồi chạy về làng. Tuy không ưa Nam nhưng dù gì nó cũng có sinh
mạng ở xa bờ bên kia, nước thì sâu không ai cứu, chắc nó chết mất. Thanh đánh
liều nhảy xuống.
***
Cậu mở mắt nhìn mọi thứ ngơ ngác, như được
sinh ra lần thứ hai. Bà cậu ngồi bên gường. Hàng xóm đến đầy nhà, cả lão Điên
nữa kìa, bữa nay tắm rửa sạch sẽ trông thật bảnh. Thấy Thanh tỉnh, ai cũng mừng
- Cháu đang ở đâu
đây – Thanh ngỡ ngàng
Bà mừng rỡ:
- Ở nhà! Cha bố mày
làm bà sợ hết hồn! May được lão điên cứu,
cả thằng Nam
nữa… Lần sau không biết bơi đừng có làm anh hùng nghe chưa
- Chỉ lão này làm
anh hùng được thôi! – Ai đó đẩy lão Điên ra phía trước. Lão điên ngượng ngùng,
lẫn tránh sau lưng người bên cạnh, chẳng biết có nhìn thấy ánh mắt biết ơn của
bà cháu Thanh không
Sau đấy, người lớn cấm bọn trẻ không được
trêu lão điên nữa. Họ còn dựng lều cho lão ngoài bãi, nhà ai có việc nặng mà
neo người đều tìm lão tới giúp. Lão Điên trở thành người thân của cả xóm!
Bài
tham dự cuộc thi “Việt Nam
quê hương em”
CẤN THỊ PHƯƠNG HÀ
LỚP
7/1 – THCS LÊ QUÝ ĐÔN – HẢI DƯƠNG
NĂM HỌC 2004 - 2005
BÓNG EM
Những
thằng bé
Lang
thang ngoài phố vắng
Đôi
mắt đen
Nhìn
sâu thẳm phía chân trời
Đôi
chân em…
Không
dép
Mà
em đi đã biết mấy con đường
Mang
nặng thúng xôi
Môi
em khô
Giọng
em vang ngõ vắng
Em
nhìn tôi…
Ngây
thơ ánh mắt
Em
cười
Hàm
răng sún lộ ra.
“Chị
ơi, mua xôi cho em nhé!”
Lời
mời chào trĩu nặng tái tim tôi
Tôi
nhìn em
Cái
nhìn thương xót
Nhìn
em cười
Thở
hổn hển, mồ hôi rơi
Tôi
nhìn em
Khói
xôi làm cy mắt
Tôi
nhìn em khuất
Bóng
nhỏ hao gầy
…Địu
thúng xôi… đi…
Bài
tham dự cuộc thi “Việt Nam
quê hương em”
NGUYỄN THU HIỀN
NHÀ
THIẾU NHI VIỆT ĐỨC – NGHỆ AN
NĂM HỌC 2004
- 2005
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét