![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhq2g-XWe2g5u4PlED2es3RNj0bx-8IDD1icjRdYgEt1x0D-Hh6gnZFt0qE9TGsLLP4RDj9DJKVTP_2vRcXEcKTF_ZyhT6QlVBZJn1OCgjsFD3vD8KfzjRz8t0SIQpPkgRQdWJwTbpBILw/s320/23.jpg)
Đây là lần đầu tiên chó bi lên thành phố
vì thế nó thấy cái gì cũng mới lạ. Ngoài đường có rất nhiều những những con vật
bốn mắt kêu “bíp bíp” rất to, cứ đến tối là mắt của chúng lại sáng lên. Khi nào
thấy con vật ấy, bi lại chúi vào gốc bác Si Già. Ở thành phố rất ồn ào lại còn
đông người nữa.
Bi nằm trong một góc nhà, và nhớ đến Bác
Trâu, Bác Bò, nhớ đến chị Hoa Nhài nở thơm ngát vào những đêm trăng và các bạn
chó thân thương, nhớ đến mảnh vườn quê
thân thuộc, và nhớ nhất là ông. Có lần, Bi thấy bố mẹ và cô bé Hà về quê, muốn
đón ông lên thành phố ở cùng chăm sóc, nhưng ông bảo ông quen ở quê rồi, ông
không thể xa mảnh vườn nhỏ, không thể xa bầy chó, bầy gà…
Có một chuyện làm Bi nhớ mãi: Hôm đó Bi
đang chơi trong vườn thì đột nhiên chú thấy một con bướm vàng rực rỡ, chú thích
thú đuổi theo chẳng may làm đổ chậu nhài của ông. Chú sợ ông mắng nên
chạy vội vào đống rơm, một lúc thấy ông bước ra và hỏi:
- Ai
làm vỡ chậu nhài của ông đấy? Bi nằm im thít, rồi ngủ quên luôn. Mãi tận lúc
trời tối mịt, chú thấy đói bụng quá nên lò dò chạy vào bếp tìm cái ăn. Bi không
ngờ ông cũng để phần một bát cơm đầy cho nó ở chỗ mọi hôm. Mâm cơm đậy lồng bàn còn nguyên chưa ăn. Bi thấy bóng ông cầm đèn pin thấp thoáng đầu ngõ, rồi
tiếng ông lẩm bẩm đầy lo lắng “không biết con Bi nó đi đâu rồi?”. Bi chợt thấy
hối hận qúa lon ton chạy vào nhà cúi đầu xuống xin lỗi ông…
Chí
Bi khẽ “gâu” một tiếng đáp lời cô bé.
Mấy
hôm sau, vào một hôm trời nắng đẹp, chó Bi bừng tỉnh giấc, chú chạy ra ban công
ngạc nhiên thấy một cây nhài giống hệt ở quê. Chú vội chạy đến bên cây nhài,
một làn hương thơm mát dịu phảng phất trong gió làm bi thấy nao nao…
Bài
tham dự cuộc thi “Việt Nam
quê hương em”
PHẠM THÁI HÀ
LỚP 5B - TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯNG VƯƠNG – HÀ NỘI
NĂM HỌC 2004 – 2005
NA
Tôi
vừa đi học về, chạy vọt vào nhà. Tôi thấy một con bé da găm đen, gầy và hình
như nó trạc tuổi tôi. Mẹ tôi từ trong nhà bếp nói vọng ra. “Từ hôm nay, Na sẽ
giúp việc nhà cho mẹ. Con chào Na đi, bạn bằng tuổi đấy”. Rồi sau đó, tôi chào
Na, chạy tót ra ngoài nhà chơi.
Một
hôm, tôi bị mất cái ví màu nâu cánh gián, trong đó tôi có để ít tiền dành dụm
và vài thứ lặt vặt. Tôi xáo tung mọi thứ trong các phòng, nhưng kết quả là chẳng có. Rồi tôi đoán già, đoán non, nghĩ ra đối tượng là Na.
Tôi lao xuống nhà như tên bay và hỏi nó nhưng nó lắc đầu. Tôi tức quá, tôi đi
mách với mẹ, rồi tôi còn lục tung những đồ cũ kĩ, nhàu nát của nó. Tôi vùng
vằng chạy về phòng, còn cái Na, nó không phản ứng gì cả. Nó chỉ ngồi bệt xướng
đất khóc rưng rức.
Kể
từ đó, tôi coi cái Na như kẻ thù; mặc cho mẹ đã giải thích, khuyến cáo tôi.
Cuối cùng, ít lâu sau, mẹ cũng đành gửi nó về quê và cho một bọc quần áo lành
lặn nhưng nó không chịu nhận. Nó về quê, khóc rưng rức, nghẹn đắng. Tôi thở
phào, nhẹ nhõm. Vào một buổi trưa nọ, khi tôi lấy gạo nấu cơm, tôi phát hiện ra
ở trong thung gạo có cái gì đó. Oa! Đố là cái ví màu nâu cánh gián, mọi thứ
trong đó vẫn còn nguyên và kèm theo một tờ giấy nhỏ, nét chữ nguệch ngoạc: “Tao
thấy phòng mày bẩn, luộm thuộm quá, tao dọn dẹp rồi thấy cái ví, mà sao cái ví
mày bẩn thế. Tao bỏ hết vào máy giặt nhưng chưa kịp trả lại thì mày lại nghĩ
xấu về tao. Tao buồn. Mà tao cũng chẳng để bụng chuyện đó nữa đâu. Chúc mày ở
lại mạnh khỏe, học giỏi”.Tôi ngồi im, tôi khóc. Tôi thật là ích kỉ, nhỏ nhen.
Nhiều lúc tôi chỉ mải mê nghĩ cho mình nhưng không biết bên cạnh mình, xung
quanh mình có người bạn thật buồn khổ, cô đơn. Bây giờ đây, tôi không thể gặp
lại Na để xin lỗi nữa, ngàn lần tôi xin lỗi Na vì đã hiểu lầm Na.
Bài
tham dự cuộc thi “Việt Nam
quê hương em”
NGUYỄN HẠNH LIÊN
LỚP 9E - TRƯỜNG THCS TRƯNG NHỊ – HÀ NỘI
NGƯỜI BẠN MỚI
Gia
đình tôi không khá giả nhưng cũng không gọi là nghèo. Tôi nói thế bởi ba mẹ vẫn
có đủ tiền cho tôi đi học và cả nhà cũng đủ ăn và có một chút tiền tiết kiệm.
Hôm nay chủ nhật, cũng như mọi ngày chủ nhật khác. Mẹ tôi lại tất bật với công
việc bếp núc còn ba tôi lại xắn tay áo giúp mẹ một tay. Chắc vì thế nên gia
đình tôi luôn đầm ấm và hạnh phúc. Tôi lại trở về không gian riêng của mình.
Ngồi trước bàn học nhìn ra bầu trời sau khung của sổ, một bầu trời xanh biếc
đầy hy vọng. Bỗng nhiên tôi lại muốn giở những cuốn sách cũ ra đọc lại. Giở
những bài cũ tôi ngớ ra: “Ôi! Những bài này cũng đơn giản nhưng mà sao
hồi xưa mình không giải được nhỉ? Ngốc thật!” Đang say sưa với những dòng suy
nghĩ mông lung, bất giác tôi ngước lên: “ Úi! Giật cả mình! Trước mặt tôi là
một thằng bé gấy gò, ốm yếu, xanh xao, quần áo vá chằng đụp. Không ai khác
chính là Tùng. Tùng là một thằng bé nhà quê. Cha mẹ mất sớm Tùng ở với bà,
nhưng người phải làm việc tần tảo để được bữa rau, bữa cháo để nuôi cháu, nên bà cũng ốm nặng rồi qua đời. Vì
nghèo đói nên Tùng đã lên thành phố để xin rửa bát thuê ở hàng phở cạnh nhà
tôi. Nó làm việc rất chịu khó, lễ phép và dễ hòa đồng, nên mọi người trong khu
phố rất quý mến nó. Hôm nay hàng phở dọn hàng sớm nên chủ hàng phở cho nó chạy
chơi một lát - Tùng kể với tôi khi tôi hỏi nó, đôi mắt của
nó cứ nhìn chằm chằm vào cuốn sách tôi đang cầm. Xem ra cu cậu muốn đọc
đay. Tôi hỏi: “ Muốn đọc hả?”. Tùng lúng túng: “Dạ…vâng… nhưng…”. “ Thôi được
rồi! Đi vào đây cái đã!”. Tôi bảo Tùng: “ Thế đằng ấy bao nhiêu tuổi?”. Dạ…chỉ
mười hai thôi ạ!”. “ Thế thì đằng ấy phải gọi đây bằng chị rồi” Tôi nói, rồi đưa cho Tùng cuốn sách để em đọc. Xem ra cu cậu có vẻ thích thú, đọc rất
chăm chú. Một lát sau, cu cậu đọc xong liền đưa sách trả tôi. Tôi giữ Tùng lại
để muốn kiểm tra kiến thức của cu cậu. Không ngờ tôi hỏi câu nào Tùng trả lời
rất nhanh, rõ ràng mà lại đúng. Tùng kể : “ Lúc cha mẹ
còn sống cậu cũng được đi học bằng bạn, bằng bè, nhưng từ khi cha mẹ
mất, vì nhà nghèo nên Tùng cũng không được đi học nữa” Nói đến đây, Tùng cười
khiến tôi đang chăm chú nghe giật cả mình. Rồi hai chị em cùng cười vang. Từ
hôm đó cứ lúc nào rảnh việc Tùng lại xin phép chủ hàng phở sang nhà tôi đọc
sách , cu cậu cứ đọc xong tôi lại kiểm tra. Dần dần số sách tôi cho Tùng
mượn cũng nhiều dần đến mức tôi chẳng còn sách để cho Tùng đọc nữa. Tùng thông
minh thật. Đọc đến đâu hiểu đến đấy. Cho đến một ngày tôi không biết kiếm cái
gì cho Tùng học nữa thì bất ngờ đọc được một thông tin ở trên báo: “ Có mở một
lớp học thêm buổi tối cho trẻ lao động”. Lúc ấy tôi rất vui mừng kể cho ba
mẹ tôi nghe. Họ đồng tình với tôi. Vấn đề ở đây là tôi phải thuyết phục chủ
hàng phở. Ba mẹ và tôi đã nói cho chủ hàng phở hiểu, thật may mắn bác ấy
đồng ý. Tôi cho Tùng mượn sách vở để nó đi học. Từ đó Tùng thoát khỏi cảnh
nghèo khổ, khốn khó của mình. Còn trong lòng tôi rất vui và sung sướng bởi lần
đâu tiên tôi đã làm được việc có ý nghĩa đến như vậy. Tôi đã trưởng thành hơn
trước rất nhiều. Tôi mong rằng sẽ không có những cậu bé có hoàn cảnh éo le
như Tùng.
Bài
tham dự cuộc thi “Việt Nam
quê hương em”
NGUYỄN NGỌC TRÀ MY
LỚP 7E - TRƯỜNG THCS TRƯNG NHỊ – HÀ NỘI
NĂM HỌC 2004 – 2005
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét