Tại sao chúng tôi đặt vấn đề cảm thụ
trước sáng tác? Bởi muốn sáng tác được, trước hết người sáng tác phải biết cảm
thụ. Có thể chưa thật rành rẽ, nhưng ngay từ khi được tiếp xúc với thơ ca, các
em cần nhận biết được (có thể chấp nhận ở mức cảm tính) rằng đâu là những câu
thơ mình yêu thích, vì sao mình thích. Chúng ta cũng cần xác định rõ hơn mối
quan hệ tương hỗ, biện chứng giữa cảm thụ và sáng tác. Phát triển năng lực cảm
thụ thơ cho học sinh tức là tạo ra một công chúng thơ ca rộng rãi và có tri
thức, có nhu cầu và yêu cầu thẩm mĩ cao. Lực lượng công chúng thơ ca có số
lượng lớn và chất lượng cao ấy sẽ tạo nên động lực mạnh mẽ thúc đẩy lực lượng
sáng tác phải luôn luôn cố gắng sáng tạo, cách tân hình thức thể hiện. Ngược
lại, phát triển năng lực sáng tác thơ cho thiếu nhi cũng tức là đào tạo nhằm có
được những nhà thơ lớn trong tương lai, có khả năng làm thay đổi diện mạo của
nền thơ ca dân tộc, khẳng định rõ hơn vị trí của thơ ca dân tộc trong các nền
thơ ca lớn trên thế giới.
Để phát triển năng lực cảm thụ thơ cho thiếu nhi,
chúng tôi đã đưa ra những định hướng tổ chức nội dung sau:
Thứ nhất, khai thác vẻ đẹp của những áng thơ hay trong
chương trình - sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học. Điều này vừa thiết
thực - giúp học sinh nắm tốt hơn giá trị nghệ thuật của những tác phẩm văn
chương trong chương trình - sách giáo khoa. Có thể có người đặt câu hỏi: Điều
đó có khác gì với bài giảng của giáo viên tiểu học trên lớp? Thơ ca nói riêng,
văn học nói chung bao giờ cũng lấp lánh nhiều tầng nghĩa. Chúng tôi mang đến
cho các em những cách cảm nhận mới. Hơn thế, cách tạo nên hiệu quả cảm nhận mà
chúng tôi tiến hành không phải là một sự áp đặt, mà được dẫn giải, gợi ý bởi
những nhà thơ, nhà giáo có uy tín.
Thứ hai, giới thiệu với các em những áng
thơ hay dành cho thiếu nhi không có hoặc đã từng có trong chương trình - sách
giáo khoa tiểu học. Việc giới thiệu này cũng được thể hiện dưới một hình thức
hấp dẫn.
Thứ
ba, chúng tôi tổ chức những bài viết khai thác sự kì thú của ngôn ngữ trong
những bài thơ hay qua những hình thức như chọn từ cùng nhà thơ, so sánh cùng
nhà thơ, vẽ tranh cùng nhà thơ… Không diễn giải dài dòng, trọng tâm của những
bài này là chỉ đi vào những điểm sáng nhất về ngôn ngữ thơ. Có lẽ vì thế, mỗi
bài viết như thế này luôn được hàng trăm em gửi bài trả lời tham dự hoặc nói
lên sự thích thú của mình. Các thầy cô giáo cũng từ đó có thêm tư liệu trong
việc hướng dẫn các em học phần thơ tốt hơn
Thứ tư, chúng tôi tổ chức cho các em tập làm các nhà
phê bình bằng cách gợi dẫn cho các em viết những bài viết ngắn với nội dung
nhận xét, bình luận các bài thơ của các nhà thơ cũng như của các bạn học sinh
được giới thiệu trên Văn tuổi thơ.
Thứ
năm, chúng tôi tổ chức các bài viết nói về thành tựu sáng tác của các nhà thơ
viết cho thiếu nhi hoặc kể nhiều giai thoại về cuộc đời các nhà thơ nổi tiếng.
Từ đó các em thêm yêu mến nhà thơ, yêu thơ ca hơn.
Để phát triển năng lực sáng tác cho
thiếu nhi, chúng tôi chủ trương:
Thứ nhất,
đăng tải những sáng tác thơ hay của học sinh tiểu học. Thông qua nguồn bài vở
do giáo viên các trường tiểu học cung cấp cũng như qua con đường thư từ các em
học sinh tự gửi. Được biết, hiệu quả từ việc giới thiệu sáng tác thơ của thiếu
nhi như thế này rất cao. Các em có bài được đăng vô cùng hào hứng, thích thú;
các em chưa có bài đăng lại coi đó là một mục tiêu để mình phấn đấu. Có thể
nhận thấy, từ khi ra đời, Văn tuổi thơ đã tạo nên được một động lực, một phong
trào sáng tác thơ hết sức sôi nổi trong học sinh các trường tiểu học.
Thứ hai, chúng tôi đã mời những nhà thơ
nổi tiếng có kinh nghiệm sáng tác viết những bài hướng dẫn các em cách làm thơ
với những thao tác cụ thể như: tìm tứ thơ ra sao, chọn từ thế nào, đặt câu, tạo
vần thế nào cho nhuần nhuyễn, uyển chuyển... Điều thuận lợi là, trong
chương trình sách giáo khoa hiện nay cũng có phần hướng dẫn các em làm thơ. Với
mảng nội dung này, Văn tuổi thơ đã cung cấp một cơ sở khoa học quan trọng giúp
cho những em có năng khiếu có phương tiện tư duy, phát triển khả năng sáng tác
của mình.
Người Việt Nam vốn có truyền thống làm thơ,
yêu thơ. Chúng ta lại có không ít các nhà thơ lớn được bạn đọc nhiều nước trên
thế giới biết đến. Tuy nhiên, cũng không thể không nhận thấy rằng, các dòng thơ
lớn của chúng ta đều đi sau các dòng thơ có khởi phát từ các nền văn học trên
thế giới. Thơ Mới với thơ Pháp, thơ phương Tây và thơ Đường hồi đầu thế kỉ XX
là một ví dụ. Chính bởi thế, chúng ta cần tập trung bồi dưỡng nhiều hơn nữa
năng lực cảm thụ và sáng tác thơ ca cho thế hệ trẻ ngày hôm nay, để chúng ta có
thể hi vọng, tin tưởng nhiều hơn về một nền thơ ca hiện đại, sánh bước cùng các
nền thơ ca lớn trên thế giới.
TS. Nguyễn Văn Tùng
(Nguồn:
Trích tham luận tại Hội thảo Thơ thiếu nhi hiện nay)
HOA
DẠ HƯƠNG
Vòm
sao xanh nhấp nháy
Bỗng
như vừa thức dậy
Cùng
lời ca dạ hương
Hương
không là âm thanh
Mà
làm im tiếng dế
Mà
lại dừng nhịp thở
Âm
thanh của đất trời
Hương
không là màu sắc
Mà
êm dịu trắng trong
Mà
làm xanh cảnh vật
Trong
ánh trăng ánh vàng
Hương
bay từ vườn ai
Lặng
lẽ theo gió chờ
Đọng
nụ cười môi nở
Mơ
ngủ giữa sao đêm
Hương
bay từ vườn ai
Mà
giữa đêm tăng tỏ
Chưa
một lần gặp gỡ
Bỗng
thấy tràn sắc hoa…
NGÔ HUY NAM
THÁI – 13 TUỔI
CHƠI
ĐỒ HÀNG
Hôm
nay bé ốm
Bé
nghỉ ở nhà
Trán
như lửa đốt
Nóng
bỏng hơi người
Chị
muốn em vui
Làm
nàng công chúa
Mang
trái ngọt thơm
Em
ăn cho mát
Chị
làm ô tô
Pin
pin qua nhà
Chở
bé về nhà
Vui
mừng ăn Tết
Mắt
em mở tròn
Môi
cười khúc khích
Vẫy
tay em nói
Pin
pin pin pin
Chị
làm cô giải phóng
Em
làm thương bệnh binh
Bế
em lên gường nằm
Đeo
ống nghe khám bệnh
Em
giả nghiến răng chịu
Trán
nóng hơi lửa bỏng
Lấm
tấm hạt mồ hôi
Trong
cơn mê em vẫy
Pin
pin – ô tô phà…
HUỲNH PHƯỢNG HOÀNG – 12 TUỔI
NGƯỜI BẠN MỚI
Đầu học kỳ II, lớp tôi có một người bạn mới.. Cậu ấy
tên là Nam, từ quê lên, bước
chân chân vào lớp, Nam
đã thấy tứ phía nổi lên tiếng xì xào. Lũ con gái cười khúc khích, trong đó có
tôi. Mọi người thì thầm chê Nam
hết mọi khoản: mái tóc xù mì xơ xác, cháy đen; người khẳng khiu như cây củi.
Không ai chịu cho cậu ấy ngồi cùng bàn. Cuối cùng, Nam phải ngồi một mình ở cuối lớp.
Thật trùng hợp, Nam sống cùng tập thể với tôi. Nhà
cậu ở ngay dưới căn nhà tôi đang ở. Việc chạm mặt với cậu ta hàng ngày làm tôi
bực mình và tôi bắt đầu ghét Nam
mặc dù cậu ta chẳng động gì đến tôi. Nam chỉ sống trong vỏ ốc của riêng
mình, ít khi nói chuyện với người khác, ai hỏi gì cũng ậm ừ cho qua. Tôi bắt
đầu nghĩ chọc tức Nam
cho bõ ghét. Nhiều lần tôi đã thấy mình thật quá quắt nhưng khi nhìn thấy khuôn
mặt tối thui của cậu ấy, tôi lại thấy ghét. Mỗi lần tôi ra lan can phơi quần
áo. Nam
cũng thò đầu ra lan can nhà mình để với chiếc lồng chim sáo. Nhìn thấy Nam, tôi chạy
vội vào trong nhà, bê nguyên chậu nước giặt đồ trút xuống. Bị bất ngờ, Nam
buông lồng chim ra, chú chim nhỏ cùng chiếc lồng rơi xuống sân. Tôi giả vờ vô
tình xin lỗi rối rít rồi quay vào, cười hỉ hả trong bụng với sự “vô tình” ác ý
của mình mà không thèm để ý nạn nhân ra sao. Hôm sau, hôm sau nữa không thấy
nam đi học, tôi bắt đầu lo lắng về trò đùa của mình. Tròn bữa cơm trưa, ba chợt
nói:
-
Tội nghiệp thằng bé ở nhà dưới, nó mới từ quê lên. Mới
tí tuổi đầu đã mồ côi cha mẹ. Chú nó thương tình nên đưa lên dạy nuôi. Suốt
ngày chỉ quanh quẩn với con chim sáo chú nó bảo thế! Mà con chim sao bỗng dưng
lại chết, chỉ ngã một cái đấy thôi. Thằng bé buồn phát ốm, phát sốt đùng đùng…
Tôi chợt giật mình. Thì ra tôi đã làm một
việc ngu xuẩn. Tôi làm chết con sáo, người bạn duy nhất của cậu ấy. Đã vậy ở
lớp tôi còn hắt hủi, nói xấu cậu ấy. Bây giờ tôi thấy hối hận vô cùng.
Hai ngày sau, Nam đi học lại. Cậu ấy vụt nhanh qua
chỗ tôi, đôi mắt sợ sệt nhìn xuống dưới đất. Cuối giờ, tôi đến bên Nam rụt rè:
-
Nam này!
Thế là Nam giật mình đánh rơi cái chổi,
quay lại lắp bắp:
- Mình xin lỗi…
Tôi nói:
- Sao Nam lại phải
xin lỗi! hòa mới là người phải xin lỗi Nam, Hòa đã đùa thật ác ý….
Nam nhìn tôi ngạc nhiên, sung
sướng:
- Không sao mà!
Tôi cảm ơn Nam
và thầm hứa sẽ là người bạn tốt thay con sáo nhỏ đáng thương, an ủi giúp đỡ Nam.
Con người có thể nào sống mà không có tình thương yêu? Nhất là tình thương yêu
bạn bè…
TRẦN
THỊ MỸ HẠNH
LỚP 7/2 – THCS LÊ QUÝ ĐÔN – TP. HẢI DƯƠNG
LỚP 7/2 – THCS LÊ QUÝ ĐÔN – TP. HẢI DƯƠNG
NĂM HỌC 2004
- 2005
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét