Tìm kiếm Blog này

24 tháng 11, 2012

CHÚ MÈO CỦA TÌNH THƯƠNG



     Gia đình tôi không giàu mà cũng chẳng quá nghèo để mở một cửa hàng nhỏ. Mẹ tôi ngày ngày trông coi cửa hàng và bán những thứ tinh tinh như bánh, kẹo, kem, ổi… Sáng nay vừa thức giấc, tôi đã nghe thấy tiếng nện búa chan chát ngoài đường. Tôi lững thức bước ra thì thấy bố tôi đang cặm cụi làm cái gì đó ở trên cao. Tôi bước lại gần và hỏi :
Bố ơi! Bố làm gì trên đó thế?
 Bố từ trên cao nói vọng xuống:
- Bố đang treo biển con ạ.
Treo biển gì vậy hả bố?
-  À, thì bố chỉ viết mấy chữ “ở đây bán mèo con” để người ta biết mà đến mua thôi.
-  Ơ! Bố định bán mèo hả? Chúng còn nhỏ lắm ai thèm mua chứ.
-  Con không biết đó thôi, người ta thường nuôi mèo để dạy nó mà.. Với lại nhà ta còn túng thiếu không đủ để nuôi nó lớn lên được. Nếu giữ mãi chúng không sống được thì cũng tội nghiệp lắm!
   Tôi thở dài buồn bã, đằng nào cũng chẳng ngăn nổi quyết định của bố, vì bố vốn là người quả quyết trong công việc.
   Tấm biển của bố linh nghiệm thật, mới treo lên mà đã có khách vào mua. Một cô bé thân hình mảnh dẻ, ốm yếu đã đứng trước cửa từ lúc nào. Cô bé lên tiếng nhỏ nhẹ:
-  Chú ơi! cháu mua một chú mèo con.
-  Bố tôi từ trong bước ra:
-  Ồ! Cháu mua mèo hả?
-  Vâng ạ! cô bé nhanh nhảu đáp
Thế giá mỗi con là bao nhiêu hả chú?
-  Cũng tùy, từ hai mươi ngàn đến bốn mươi ngàn. Tùy vào kích cỡ của chúng để trả giá cháu ạ.
   Có bé mở nắp khóa, móc ra từ trong cặp sách một ít tiền lẻ.
Cháu chỉ có mười ngàn đông thôi. Chú cho phép cháu xem chúng nhé.
  Bố tôi mỉm cười hiền hậu, vừa kêu “meo…meo…” bố vừa gõ gõ cho lũ mèo con ra chào khách. Ngay lập tức, sáu chú mèo con lon ton chạy ra vây quanh bố, một chú chậm chạp theo sau.
Cô bé kêu lên:
-  Ôi đẹp quá!
Và sau một hồi ngắm nghía, cô bé chỉ vào con mèo khập khễnh:
-  Con mèo ấy làm sao thế ạ?
Bố tôi ngập ngừng trả lời:
-  Tội nghiệp, sinh ra nó đã thế, chân nó bị khiếm khuyết nên phải khập khễnh  suốt đời.
- Đây chính là con mèo cháu muốn mua.
Cô bé tỏ vẻ rất thích thú.
- Không, chú nghĩ cháu không muốn mua nó đâu. Còn nếu cháu thật sự thích nó thì chú tặng cháu đó.
Cô bé chìa tay đáp một cách quả quyết:
- Cháu không muốn được chú tặng. Nó cũng đáng giá như những con mèo khác và cháu sẽ trả tiền cho chú.
-  Không đâu cháu sẽ ghét nó cho mà xem. Nó không thể chạy nhảy vui đùa với cháu được.
Cô bé không nói gì, cặp mắt mở to như muốn khóc. Và từ từ cô đưa tay kéo ống quần lên để lộ chiếc chân trái bị teo. Cô bé ngước nhìn ba tôi chậm rãi nói:
- Cháu cũng đâu thể chạy nhảy vui đùa, và con mèo nhỏ này cũng cần một ai đó thông cảm chú ạ!
  Bố tôi sững người trước câu nói của cậu bé. Và bỗng nhiên ông cúi xuống đặt hai bàn tay lên đôi vai gầy của cô.
- Cháu đúng là một cô bé ngoan và giàu lòng nhân hậu nữa. Thôi được, chú sẽ bán cho cháu con mèo đó.
   Cô bé sung sướng và cảm ơn bố tôi rối rít. Đôi mắt thật ngây thơ ứa ra những giọt nước mắt – giọt nước mắt của tình thương.
Tôi lặng đi đứng nhìn theo cái bóng nhỏ của cô bé bước ra khỏi cửa, và dần khuất sau tán lá bàng xanh thẳm. Tôi chợt nghĩ: “ Cuộc sống thật vui tươi và ấm áp làm sao”
                                            Bài tham dự cuộc thi “Việt Nam quê hương em”
                                                                   ĐỖ THỊ KIM CHI
                                                LỚP 8/1 THCS VĨNH NINH – QUẢNG BÌNH
                                                              NĂM HỌC  2004 – 2005



                                    NÓI VỚI DẾ
                                          
Ơ chú dế mèn lạ quá
Kêu inh ỏi một góc trời
Sao không đi phiêu lưu ký
Mà nằm đàn cho hạt sương

Ừ nhỉ những nhạc sĩ dế
Kéo đàn mê mài không thôi
Ung dung nhai vài lá cỏ
Đằng ấy là sướng nhất rồi.

Tớ có cái lọ nho nhỏ
Thêm vài ngọn cỏ non tươi
Cái nhà cho “đằng ấy” đó
Chắc là ấy thích mê thôi!

Tớ nhón tay bắt vào lọ
Đằng ấy chẳng thèm đàn ca
Hay muốn nói gì với tớ?
Nói rằng “Dế thích tự do”.      
                                                                     
                                                                   TRẦN THU VÂNLỚP 
                                                         8G – THCS NGUYỄN TRƯỜNG TỘ 
                                              NĂM HỌC 1998 – 1999                                                                                                          
                                         
                                              BƯỚC VÀO THU
                                                                                                                                                                   
                             
Nắng hè như người thợ
Bắc nhịp cầu qua sông
Đón thu về đầy gió
Trong chiếc cặp căng phồng.

 Ba tháng vui mong đợi
     Tấp nập ngày khai trường
     Bước chân chúng em vội
   Nét mặt nhìn để thương

Trời như vầng chán rộng
Lòng em cứ nao nao
Sân trường vang tiếng trống
Mùa thu đang bước vào…
                                                                                 TRẦN THU VÂN
                                                LỚP 8G – THCS NGUYỄN TRƯỜNG TỘ
                                                                               NĂM HỌC 1998 – 1999                                                                                                           

                       CÂU THƠ EM VIẾT

                                                                 Câu thơ mùa hạ
                                                                 Rối bời tiếng chim
                    Cỗ chuyền ngủ quên             
                    Trò chơi đi chốn.

                    Này, đi nhà một
                    Này, đi nhà hai
                    Cầu ngắn, cầu dài
                    Trồng hoa, trồng nụ


Bông làm bụt đỏ
Ven giậu vườn nhà
Chuồn chuồn bay ra
Bay cao bay thấp

Nắng hè sắp tắt
Chiều thấp xuống đồi
Câu thơ em viết
Tiếng chim rối bời…
                                                                                
                                                                      TRẦN THU VÂN 
                                                LỚP 8G – THCS NGUYỄN TRƯỜNG TỘ
                                                                  NĂM HỌC 1998 – 1999                                                                                                           

                                                               

17 tháng 11, 2012

CHA CON NGƯỜI HÁT XẨM



Dòng người nườm nượp đi qua
Mùa đông lạnh lùng buốt giá
Cây bàng cuối thu trút lá
Để lại dáng gầy khẳng khiu        

  Đêm về đêm lại vắng teo
Chỉ còn hai hình bé nhỏ
         Người cha bóng hình xiêu đổ
     Người con lặng lễ theo cha

Không gian khắc khoải tiếng ca
Nơi cha con người hát xẩm
Thấm từng giọt sương lắm tấm
Vậy mà cứ ngỡ thảm hoa

       Trong đôi mắt của người cha
Tất cả toàn là màu trắng
     Đêm đông bao la vắng lặng
          Hai nhười thật là đáng thương

Ca hát để kiếm miếng cơm
Đứa con dẫn cha từng bước
Tiếng hát con trong như nước
Vì con thương cha tật nguyền

       Hai dáng hình khuất vào đêm
   Chỉ còn tiếng ca thánh thót
    Nếu người giữa đời còn tốt
                                                           Lẽ nào hờ hững cho qua
                   
Bài tham dự cuộc thi “Việt Nam quê hương em”
PHẠM THỊ HỒNG THƯ
    LỚP 6/1 – THCS LÊ QUÝ ĐÔN – TP HẢI DƯƠNG

                              HẰNG NGA 
    - Nga ! chị đã bảo bao nhiêu lần mà sao em vẫn đọc sai, đọc lại đi - Chị quát
- Em không đọc, chị thích thì đi mà đọc.Tôi ương bướng cãi lại .
- Chị bỏ quyển sách xuống, dỗ dành tôi:
- Em ngoan, đọc đi, mai chị cho một quê kẹo mút(thứ mà tôi thích). Tôi vẫn không đọc. Chị lại dọa:
- Mai cô kiểm tra bài, em không thuộc là cô phạt đấy!
    Chị hết dỗ dành lại dọa nạt nhưng tôi vẫn ì ra, không chịu đọc. Rồi chị quát:
- Em có đọc không ?
Tôi hét to hơn:
- Không đọc đấy! giỏi thì đọc đi! Đồ sĩ!. “Sĩ” là một từ sấu lắm. Trong xóm chúng tôi đứa nào hay khoe khoang đều bị gọi là “đồ sĩ”. Vì thế, đứa nào cũng tức khi bị gọi như vậy. lúc này, chị tôi đỏ mặt vì tức giận. tôi vẫn ngang ngạnh nhìn chị, vẻ mặt đầy thách thức. Và thế là “Chát”, hết kiên nhẫn, chị đã tát tôi. Chỉ chờ có thế, tôi gào toáng lên ăn vạ. Tôi nghĩ “Càng khóc to càng tốt” nên dù chị tát không đau, tôi vẫn khóc rất to, làm ra vẻ đau lắm. Đó là “bài” của tôi mà.
  Tôi biết, chỉ khoảng mười phút nữa mẹ đi làm về…Tôi càng khóc to hơn. Chị hối hận, vội ngồi xuống dỗ tôi. Không thèm để ý, tôi đẩy chị ra và khóc tiếp, khóc “ngon lành” như bao lần ăn vạ trước. Chị lao lắng nhìn kim đồng hồ, và kìa, đã đúng năm giờ. Tôi vui sướng khi nghe tiếng “kẹp, kẹt” cửa của cáng cổng. Mẹ về rồi, ngày nào cũng đúng năm giờ. Chị nhìn tôi, ánh mắt cầu cứu  “Đừng khóc nữa mà, chị xin em rồi đấy!”
Nhưng đừng hòng, tôi đã chạy ra chỗ mẹ, vừa nấc, vừ tức tưởi mách:
- Mẹ! Chị, chị….đánh con!
     Mẹ ôm tôi quát chị:
- Hằng! Sao lại đánh em?
- Dạ… tại em không chịu học bài!
- Mẹ đã bảo bao nhiêu lần rồi, con phải nhẹ nhàng, phải kiên nhẫn khi dạy em. Sao chẳng thương em gì cả?
  Chị òa khóc, lúc ấy trông chị thật tội nghiệp. Tôi nhìn chị, lè lưỡi đắc thắng cười sau lưng mẹ. Đoạn tôi vớ luôn hai cây kẹo mút mẹ mới mua, chắc mẹ  định cho hai chị em tôi mỗi đứa một cây. Tôi chạy vù đi, sung sướng vì vừa lập được chiến công lừng lẫy “mẹ đã ghét chị rồi”
   Đã biết bao nhiêu lần tôi ăn vạ như thế. Bao nhiêu lần tôi khóc để chờ mẹ đi làm về. Bao lần tôi lại nghe cái điệp khúc dôc dành quen thuộc của chị. Và lần nào tôi cũng hả hê khi nghe mẹ mắng chị và khi nhìn chị khóc.
  Tôi ghét chị, ghét chị vô cùng. Hằng Nga là tên của chị en tôi nhưng thực ra cái tên đó chỉ dành riêng cho chị. Chị hơn tôi ba tuổi, một cô bé mười hai tuổi vô cùng xinh xắn. Tôi phải công nhận chị rất xinh, xinh như nàng công chúa trong truyện cổ tích: khuôn mặt bầu bầu, nước da trắng hồng, đôi môi đỏ tươi, chúm chím như nụ hoa hồng. Đôi mắt chị tròn, đen trong sáng cộng thêm hàng mi dài, cong vút trông chị càng thêm xinh. Tôi thì trái lại, một con bé đen thui, gầy gò, tóc tém như con trai. Mọi người thường bảo chị dịu hiền bao nhiêu thì tôi nghịch ngợm, ương bướngbấy nhiêu. Tôi thích đá bóng cùng bọn con trai trong xóm vì vậy tôi vốn đen lại càng đen hơ. Bên cạnh chị, tôi chẳng khác gì con búp bê da đen xấu xí bên cạnh cô búp bê xinh xắn là náng Bạch Tuyết. Chị tôi chăm hocjvaf học rất giỏi. Con tôi, tôi chẳng thích học nhiều. Chính vì vậy, tôi càng ghét chị. Chị hay bắt tôi phải học bài. Và chỉ có một nhược điểm là nếu tôi làm chị tức thì chị sẽ tát tôi. Tôi đã tận dụng điều đó để bắt nạt chị. Tôi hay nghĩ đến mấy lời trêu đùa của người lớn “Hai đứa này đâu phải là chị em đưa chị xinh thế mà con em tì…” Mặc dù bây giờ, khi tôi đã lớn, mọi người không đùa như thế nữa nhưng tôi vẫn ghét chị. Thái độ của tôi với chị vẫn không hề thay đổi. Tôi luôn ngang ngang bướng mặt chị, vẫn luôn cãi lại và không thèm đếm xỉa đến sự chăm sóc tôi của chị. Chị vẫn dạy tôi học và tôi luôn bắt nạt chị.
   Chủ nhật, tôi vừa ngủ dậy, chị đã đem bánh và sữa lên cho tôi. Chị càm lược chải tóc cho tôi. Tôi “hử” một tiếng rồi hất tay ra “ không cần!”. Bỗng, tôi nhìn thấy bên cạnh chị một con búp bê rất xinh. Chẳng cần hỏi, tôi vội giằng lấy. Chị nói:
- Trả cho chị, chị mượn của bạn đấy!
Tôi đáp:
- Không trả, em lấy luôn!
Chị mách mẹ đấy  - Chị dọa:
Tôi vẫn ương bướng .
- Chị mách mẹ đi, đồ nhát gan, lêu lêu!
    Chị lại tức giận, môi mím lại. Mặt tôi vẫn xưng lên: “ Đáng ghét, đồ đáng ghét”. Tôi cố tình làm chị tức và chờ chị tát. Tôi sẽ lại khóc thật to để ăn vạ. Nhưng không, lần này chị không tát tôi. Chị vẫn đứng đó mắt long lanh đầy nước, chị khẽ nõi:
- Em ghét chị lắm sao?
Ừ đấy! Tôi hét lên và cầm con búp bê chạy biến đi, để mặc chị đứng đấy, tay vẫn cầm cái lược, mắt long lanh…Tôi chạy đi nhưng không cảm thấy hả hê như bao lần khác. Lần đầu tiên tôi thấy một chút hối hận với chị. Tôi nửa muốn quay lại trả chị cho búp bê nhưng rồi lại thôi, tôi vẫn chạy đi chơi với mấy đứa bạn. Đứa nào cũng thích con búp bê của chị làm tôi rất hãnh diện. Chợt nghĩ đến đôi mắt long lanh đầy nước của chị tôi định lấy lại con búp bê để trả về cho chị. Nhưng kìa, cái Lan và cái Mai đang giằng nhau con búp bê. Tôi chưa kịp kêu lên thì “rét”, một cánh tay của con búp bê đã bị đức lìa. Tôi cầm lên và  không tin vào mắt mình nữa…
      Khi tôi thết thểu đem con búp bê về trả cho chị, chị kinh ngạc thốt lên:
- Nó bị đứt tay rồi! Nga!
Tôi không nói gì làm chị rất tức giận.
-  Đền búp bê cho chị! – chị quát.
- Không! –Tôi càng tỏ ra ương bướng hơn.
- Chị giờ tay lên, tôi vội hét:
Mẹ ơi , chị đánh con!
- Mẹ bước vào nghiêm nghị:
- Có chuyện gì vậy?
- Em làm rách búp bê con mượn của bạn – Chị nói.
Mẹ nghiêm khắc nhìn tôi.
- Nga, con sai rồi, xin lỗi chị đi!
Tôi hét lên:
- Ừ, chị bắt nạt con, chị bắt đền con, thế mà mẹ còn bênh chị, mẹ quá đáng lắm!
   Mẹ cầm chổi vụt tôi một cái thật đau, tôi uất ức chạy vụt đi. Buổi chiều, tôi trèo lên cây khế bên bể nước sau vườn, ngôi thu lu, ấm ức. Tôi biết, mọi người đang đi tìm tôi, nhưng mặc kệ, tôi không xuống. Tôi giận mẹ, giận chị. Chẳng còn ai yêu thương tôi nữa. Tời tối rất nhanh. Bỗng nhiên tôi thấy sợ. Có tiếng động lại như có cái gì động đậy ở ngay trên đầu tôi. Tôi cảm thấy sợ hãi và muốn trèo xuống. Nhưng đâu có dễ như lúc lên. Trời tối thui, tôi hoảng hốt thực sự. Tôi muốn gọi mẹ, gọi chị nhưng cổ họng như nghẹn lại. Bỗng, một giọng nói dịu dàng cất lên:
- Nga ở trên đó phải không?
    Đó là chị. Lần đầu tiên tôi thấy vui sướng như thế khi nghe giọng nói của chị. Tôi thấy đỡ sự hơn và lúc này tôi thấy thật cần chị.
- Chị, chị ơi – Tôi nói:
- Đợi một lát, chị lên đây!
    Chỉ một loáng, chị đã ở cạnh tôi. Tôi thấy mình được che chở. Chị cầm lấy tay tôi. Tôi thấy ấm áp và tự tin, bóng tối không còn đáng sợ như trước nữa vì cạnh tôi đã có chị.
- Chị em mình xuống nhé – chị nói:
- Vâng! Tôi đáp.
      Rồi cẩn thận từng bước chị đỡ tôi xuống. Hình chư chị cũng hơi run. Tôi biết, chị rất sợ trèo cây. Nhưng cuối cùng, chị em tôi cũng xuống được dưới đất. Chúng tôi ôm nhau vì vui sướng. Tôi thật khâm phục chị. Bình thường, chị nhút nhát là vậy sao hôm nay chi lại dũng cảm thế. Tôi khẽ nói:
- Chị ơi, em…xin lỗi…chuyện con búp bê…
- Không sao! Chị em mình vào nhà đi!
     Chị em tôi vào nhà, mẹ lo lắng chạy ra hỏi:
- Con đi đâu đấy, Nga? Con làm cả nhà lo lắng
Tôi lí nhí:
- Mẹ ơi, con xin lỗi.
Chị dịu dàng nói:
- Mẹ, mẹ đừng mắng em nữa nhé!
     Mẹ đã không mắng mà ôm tôi vào lòng, mẹ thủ thỉ kể cho chị em tôi nghe:
- Các con có biết tại sao mẹ đắt tên các con là Hằng và Nga không? Vì mẹ muốn hai con lớn lên sẽ xinh đẹp, dịu hiền và tỏa sáng như vầng trăng đêm rằm. Các con phải yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau vì nếu chỉ riêng Hằng hoặc Nga thôi thì sẽ chưa làm lên vầng trăng rằm hoàn thiện. Mẹ muốn Hằng Nga của mẹ cùng tỏa sáng lung linh.
Tôi khẽ đáp
- Con hiểu rồi!
- Mẹ cười âu yếm nhìn chị em tôi:
- Các con ngoan lắm! Thôi, đi ngủ đi! Chiều mai mẹ sẽ đưa các con đi mua búp bê.
Chúng tôi reo lên:
- Hoan hô mẹ!
   Bình thường, khi đi ngủ, mẹ nằm giữa, hai chúng tôi nằm hai bên. Nhưng hôm nay, tôi xung phong nằm cạnh chị. Vầng trăng rằm tỏa sáng lung linh ngoài của sổ, ánh trăng tràn ngập căn phòng. Trăng đêm nay như sáng hơn, như muốn hòa cùng lòng tôi đang rộn rã niềm vui. Bất giác tôi khẽ gọi:
- Hằng Nga
                                Bài tham dự cuộc thi “Việt Nam quê hương em” 
                                                ĐINH HẠNH DUYÊN 
                               LỚP 5B – TIỂU HỌC ĐOÀN THỊ ĐIỂM
                                   NĂM HỌC  2004 – 2005                          
                                                                                                                           
                                                             
                             ĐÔI MẮT VÀ TIẾNG ĐÀN

Đôi mắt Nhung không thấy
Ánh nắng và trời xanh
Đôi mắt Nhung không thấy
Lá cờ tươi hòa bình

Nhưng khi nghe tiếng đàn
Từ đôi tay Nhung gẩy
Cả bầu trời vang lên
Dòng âm thanh suối chảy
Âm thanh từ đôi tay
Của Nhung bạn tôi đó
Ôi! Người bạn gái nhỏ
Đưa tôi vào giấc mơ
                         Bài tham dự cuộc thi “Việt Nam quê hương em”
                                  TRẦN THÙY CHI
                                   NHÀ THIẾU NHI TP HẢI DƯƠNG
                                              NĂM HỌC  2004 – 2005

10 tháng 11, 2012

NHÀ THƠ PHAN THỊ THANH NHÀN VỚI THIẾU NHI


    Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn được đông đảo bạn đọc biết đến với “Hương thầm”, bài thơ càng nổi tiếng hơn khi phổ nhạc. Nhưng đến với thiếu nhi thì “cô Nhàn” thật thân thiết với bài thơ “Làm anh”.
     Tôi còn nhớ năm 2006, trong Chuyến tàu kể chuyện đầu tiên của Dự án hỗ trợ văn học thiếu nhi Việt Nam – Đan Mạch, nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn đã tham gia “đoàn tàu” đến tỉnh Tuyên Quang. Trong cuộc giao lưu hồn nhiên, một em học sinh miền núi đã đứng dậy đọc bài thơ Làm anh: Làm anh thật khó/ Phải đâu chuyện đùa…
     Niềm hạnh phúc đến bất ngờ khiến nhà thơ cảm động chạy đến tặng hoa bạn đọc nhỏ tuổi của mình. Tham gia rất nhiều những cuộc giao lưu với công chúng, hình ảnh nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn mọi người tặng hoa là một hình ảnh rất quen thuộc, nhưng hình ảnh nhà thơ vui sướng tặng một bông hồng đẹp cho bạn đọc của mình cũng là hình ảnh khó phai mờ trong tâm trí những người có mặt trong chuyến đi ấy.
    Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn, cô Nhàn hay chị Nhàn thân thiết với thiếu nhi không chỉ có thơ, chị còn là tác giả của nhiều cuốn sách: Xóm đê ngày ấy; Tuổi trăng rằm, Bỏ trốn và gần đây là Học trò lớp chín.
    Là một tác giả xuất hiện vào thời kỳ chống Mỹ, nổi tiếng với những bài thơ cho người lớn, nhưng nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn cũng như nhà thơ Xuân Quỳnh viết văn và làm thơ cho thiếu nhi trước hết là viết cho chính những đứa con, tình yêu máu thịt của mình. Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn viết văn và làm thơ cho thiếu nhi lại bởi sự không may của số phận cô đơn thiếu vắng tiếng bi bô trẻ nhỏ trong căn nhà của chị. Nhà thơ đã tìm đến trang văn cho trẻ em để giãi bày, như để tìm một sự chia sẻ ấm áp trong lành giữa cảnh đời còn nhiều nỗi khổ đau.
   Là một tác giả hóa thân vào nhân vật trẻ thơ, trang văn của chị Nhàn có những góc chiếu, ánh nhìn đa dạng hơn là chỉ riêng một ánh mắt trẻ thơ. Bước vào làng văn Việt Nam nổi tiếng với bài Xóm đê, chị Nhàn dường như đã dành nhiều tình cảm sâu sắc và chân thành cho những số phận bất hạnh, vất vưởng nghèo khó cùng cực mà tồn tại cận kề ngay tại thủ đô Hà Nội văn minh sang trọng. Truyện Bỏ trốn chính là một sự thành công của nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn trong mảng đề tài ấy và là một đóng góp đáng kể cho văn xuôi dành cho thiếu nhi Việt Nam.
     Vốn là một nhà báo xông xáo thâm nhập thực tế, ngòi bút của chị không ngần ngại miêu tả chân thực những cảnh đời bất hạnh, những số phận bèo bọt trong xã hội,những kế sinh nhai đến khó tin. Tác phẩm Bỏ trốn ra đời vào lúc đất nước sang trang đổi mới, cùng với sự tưng bừng của công cuộc phát triển kinh tế, những tai họa và những nỗi bất hạnh thời bình đã rình rập đe dọa đời sống các gia đình và đau khổ đổ ập xuống mái đầu xanh của con trẻ.
    Nhân vật bé Thi trong Bỏ trốn dường như đã phải chịu dồn dập những tai họa liên tiếp. Trước hết bé là nạn nhân của cảnh ly hôn, bố mẹ đột ngột không cùng chung sống, người cha đi theo hạnh phúc khác. Sau đó là tai nạn giao thông đã cướp đi người mẹ yêu quý của bé Thi. Cô bé mồ côi được sống trong căn nhà của người bác ruột với những nỗi tủi thân do cảnh bác dâu “khác máu tanh lòng” để rồi tình cảm gia tộc tưởng như ngàn năm bền vững đã bị làn sóng “tham vàng bỏ ngãi” xô đổ. Sự hiểu nhầm về hai chỉ vàng đã khiến cô bé bỏ nhà ra đi…theo một đám tang, rồi đi đến bên mộ bà nội, và rơi vào cuộc sống của “cư dân nghĩa trang”…
    Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn không chỉ là người có duyên thầm trong thơ, chị còn có duyên kể chuyện. Câu chuyện chị kể được dẫn dắt tự nhiên, có lúc dồn nén, có lúc khiến người đọc hồi hộp chờ đợi…và cái kết có hậu trong nỗi ân hận của người lớn và tình cảm khoan dung của đứa trẻ ngoan. Tác phẩm Bỏ trốn hoàn toàn là một câu chuyện mang tính dân gian truyền thống và để nhắc nhở người đời gìn giữ lấy tình cảm vốn tưởng chừng đã cũ càng rồi nhưng hiện tại vẫn ám ảnh giữa đời thường hôm nay, ngày mai và ngày kia nữa… Tác phẩm đã được khẳng định từ lúc ra đời bằng giải A(trong ba giải A) Cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi 1993 -1995 của nhà xuất bản kim Đồng. Sau đó tác phẩm đã được dựng thành phim Bỏ trốn một bộ phim thành công hiếm hoi về đề tài trẻ em
                                                        
                                                            Lê Phương Liên
                                                                Nguồn eVan

MẶT TRỜI QUÊ EM


Mặt trời quê em
Dậy từ sáng sớm
Giấu bao tia nắng
Vào trong cam sành
Giấu cả ngọt lành
Trong hồng không hạt
Mặt trời ngòn ngọt
Trong vương mía thơm
Mặt trời vàng ươm
Trên đồng lúa mới
Mặt trời chín tới
Quả gấc sau nhà
Mặt tròi thiết tha
Bông hồng mới nở
Em bế mặt trời
Vẽ trên trang vở
        Bài tham dự cuộc thi “Việt Nam quê hương em”
CÙ TIẾN ĐẠT
    LỚP 9A – THCS LÊ QUÝ ĐÔN
   HUYỆN MƯỜNG  LA- TỈNH SƠN LA
   NĂM HỌC  2004 – 2005


ÁNH SÁNG MẶT TRỜI


   Một ngày tháng năm. Nắng mùa hạ đỏ gay gắt đổ xuống mặt đường. Con đường tràn ngập sắc tím bằng lăng. Ngồi sau ô cửa sổ nhỏ, nó đưa mắt về phía xa xa, nơi khung trời được nhuộm bởi một màu vàng nhạt. Tất cả những gì đang chiếm lấp hết trí óc nó là sự thật ấy – cái sự thật mà cho đến bây giờ nó vẫn không thể tin. Một niềm vui chăng? Một nỗi sợ chăng? Hay là một sự lo lắng? Nó thực sự không biết cảm xúc của chính mình. Có lẽ trong suy nghĩ của nó có cả ba tâm trạng ấy…
   Chỉ một tháng là quá ngắn để cho nó chuẩn bị, vì đã là một tuần rồi mà nó vẫn chưa lấy lại bình tĩnh. Nó cứ ngồi như thế  và suy nghĩ về một cuộc sống mới đầy khó khăn ở nước ngoài. Sẽ chẳng có ba mẹ, sẽ chẳng có bạn bè…Ba tuần nữa thôi, tất cả những gì đang nghĩ sẽ chẳng còn là trong trí tưởng tưởng của nó.
     Trong ngôi trường danh tiếng ấy, thì có lẽ nó là một người học giỏi hai môn Văn – Anh. Chính vì thế mà trường đã cử nó và một số anh chị nữa sang thụy Điển để giao tiếp, học hỏi và đặc biệt là giới thiệu cho học sinh bên ấy  về đất nước Việt Nam. Nhiệm vụ, và cũng là quyền lợi ấy quá lớn đối với một học sinh lớp bảy như nó. Nó cần phải thể hiện với mọi người một hình ảnh Việt Nam vô cùng tươi đẹp qua tâm hồn văn chương và khả nang nói tiếng Anh của mình. Nó chỉ còn ba tuần để chuẩn bị…
    Cuối cùng thì cũng đến cái thời điểm mà nó đã vô cùng lo lắng trong suốt gần một tháng qua. Nó đã cố gắng để viết bài giới thiệu cho thật hay, và nó chắc chắn rắng mọi người sẽ  cảm thấy hài lòng. Mẹ bảo rằng nó đã chuẩn bị kĩ thế thì đâu cần phải nhìn vào giấy mà đọc nữa, nhưng nó không nghe. Nó không nghĩ rằng mình sẽ đủ tự tin và dũng cảm để có thể nói trước đông người mà không có văn bản.
   Nó đang được “bay” trên bầu trời Việt Nam. Thế nhưng chỉ một lát nữa thôi, không gian sẽ thay đổi. những đám bây bồng bềnh kia sẽ chẳng chẳng là của quê hương nó. Nó bỗng cảm thấy cô đơn quá. Nó nhìn ra cửa sổ. Phía dưới kia chính là những  biển lúa mêng mông. Nó cảm nhận được hương lúa… những ngayg htangs được quê hương ôm ấp, che chở bỗng ùa về trong tim nó. Nó mỉm cười hạnh phúc. Những kỷ niệm đẹp đẽ đã sưởi ấm cho tâm hồn nó, khiến nó chẳng còn cảm thấy cô đơn, lãnh lẽo.
   Một ngày dã trôi qua trên đất nước Thụy Điển tươi đẹp. Chỉ tuần sau nữa thôi, nó sẽ đi tới một ngôi trường danh tiếng để thể hiện mình. Nó định lấy bài giới thiệu ra xem lại…Nhưng thôi, nó sẽ dành thời gian ấy để đi dạo qua những khu vườn xung quanh – những khu vườn lộng lẫy tràn ngập nắng và gió.
      Mẹ vẫn bảo nó là “mặt trời bé bỏng” của cả gia đình. Có nó, dường như ngôi nhà trở nên ấm áp và sáng rực rỡ. nó cảm thấy hạnh phúc và tự hào khi nghĩ về điều ấy. Nó là mặt trời mà, nó là mặt trời tí hon thì ở nơi đây – đất nước Thụy Điển xa xôi này, nó cũng phải làm mọi người cảm nhận được sự ấm áp và và những ánh sáng kì diệu từ con người nó
      Nó mặc quần áo thật đẹp rồi lên xe ô tô. Chẳng mấy chốc, ngôi trường dnh tiếng kia đã hiện ra trước mắt. Rộng và to hơn trường nó nhiều. Nó thầm nghĩ. Ngôi tường này cũng có vẻ đẹp giống trường nó- một vẻ đẹp cổ kính… Nó tự tin bước vào. Khi ngôi ở hàng ghế phía trong, nó lấy bài giới thiệu ra xem lại, nó tìm khắp các ngăn trong túi sách. Thế nhưng… không có… bìa giwos thiệu ấy không có trong chiếc túi này… Có lẽ, nó mang nhầm túi của chị nó – cái túi giống hệt của nó mà hai chị em đã cùng mua vòa tháng trước…
    Tim nó đập loạn nhịp. Nó sợ… và lo lắng. Nó nói với cô giáo. Các cô bảo rằng tốt hơn hết nó nên goi điện vè nhà và để bố mẹ đọc cho nó chép lại cái bài giới thiệu ấy. nhưng làm sao kịp khi chỉ còn năm phút nữa là đến lượt phần trình bày của nó. Và nó phải đành ra ngoài  - nơi mà mọi người đang chờ đợi nó với một sự chuẩn bị chỉ là những suy nghĩ mơ hồ khi nó có thể nhớ được một chút về bài giới thiệu mà mình đã viết. hy vọng rằng nó sẽ thành công.
    Nó nói bằng tiếng Anh, nhưng cũng có thể dịch ra ra rằng:
 “Trước đây, khi còn bé, tôi đã cùng ba mẹ sống ở nước ngoài những năm năm. Lúc áy, tôi thực sự không có bất cứ một ấn tượng gì về đất nước Việt Nam. Nhưng khi vừa đặt chân về nước, tôi bỗng cảm thấy một cảm giác rất lạ mà trước đây khi sống ở nước ngoài tôi không tìm thấy. Đó chính là cảm giác được trở về nhà, cảm giác hạnh phúc khi được đoàn tụ. Có lẽ vì tôi sinh ra ở đát nước Việt Nam nên tôi chỉ thuộc về quê hương của mình, mãi là người con của mảnh đất ấy. Tôi  đã được đi nhiều nơi trên đất nước và ở đâu tôi cũng thấy yêu, yêu lắm. Tôi yêu khí hậu Việt Nam, từ cái lạnh lẽo, giá rét của Sa Pa phủ đầy tuyết cho đến cái nóng nực của thành phố Hồ Chí Minh tràn ngập nắng. Từ cái se se lạnh của những ngày thu Hà Nội cho đến cái ấp áp lạnh lùng của những bờ biển. Nha Trang, Vũng Tàu…Tất cả, tất cả đều tạo nên một khung trời đẹp đẽ khiến tôi thêm yêu quê hương mình – một đất nước mà đối với tôi có nhiều nét riêng. Từng nơi mà tôi đã đặt chân tới đều được cất giữ trong trái tim tôi, chỉ là của riêng tôi, để rồi mỗi khi nhớ lại, mỗi khi lật lại những trang kí ức trong tận sâu thẳm nơi tâm hồn tôi lại cảm thấy hạnh phúc và có thể hình dung ra biết bao điều nơi quê hương mà tôi biết là tôi yêu mến lắm.
   Đại văn hào Pháp Victor Hurgo đã từng nói “Có một cảnh tượng lớn hơn biển, ấy là trời, có một cảnh tưởng lớn hơn trời, ấy là cái thế giới bên trong của tâm hồn con người”. Có lẽ cái thế giới bên trong của tâm hồn tôi phần nhiều đều dành cho quê hương. Tôi yêu con người Việt Nam, yêu người thân và cả những con người ngoài xã hội cho dù mới chỉ biết họ qua ti vi, sách báo. Bởi đơn giản rằng tất cả chúng tôi đều là anh chị em trong một gia đình, luôn đoàn kết, yêu thương lẫn nhau.
   Con người đẹp, sống trên một đất nước đẹp. Chính vì thế mà Việt Nam là một đất nước tuyệt vời và vô cùng đáng trân trọng. Tôi thực sự cảm thấy hạnh phúc, may mắn và tự hào vì là một con người của đất nước Việt Nam mến thương”.
     Bài giới thiệu của tôi còn dài nữa, nhưng có lẽ đây chính là đoạn bộc lộ roc tình cảm của nó nhất. Mọi người bảo rằng nó thật là giỏi vì đã nhớ cái bài mà nó quên ở nhà. Nhưng không, có thể là trước khi bước ra bục sân khấu để nói, nó vẫn nhớ. Nhưng khi thấy quá đông người đang chú ý vào thì nó đã quá lo lắng, và tất cả những lời nó vừa nói là những suy nghĩ, tình cảm chân thành nhất. Đó chính là tình yêu quê hương thực sự. Vào khoảng khắc  vô cùng đặc biệt ấy, giữa hai tâm trạng sợ và lo ấy, một tình cảm đã trào dâng mạnh mẽ trong nó, để rồi tất cả mọi người đều cảm thấy xúc động.
      Ngoài kia, ánh mặt tròi vẫn tỏa sáng rực rỡ. Có lẽ, sẽ chẳng có thứ ánh sáng nào đẹp đẽ, kì diệu và mạnh mẽ hơn thế…
                                         Bài tham dự cuộc thi “Việt Nam quê hương em”
NGUYỄN HỒNG ANH
    LỚP 7M – THCS TRƯNG VƯƠNG – HÀ NỘI
  

3 tháng 11, 2012

CUỘC SỐNG EM YÊU

Đã bao ngày em thấy
Cuộc sống đẹp biết bao
Mỗi cành cây ngọn cỏ
Giấu bao điều lớn lao
                                                           
Có cánh diều no gió
Bay vút lên trời cao
Có bông hoa đua nở
Khoe sắc hương ngọt ngào

Có khu vườn đầy nắng
Đón gió về lao xao
Có mầm cây xinh xắn
Đang cựa mình lớn mau

Cứ mỗi ngày em lớn
Lại thêm nhiều ước ao
Và thấy mình hạnh phúc
Cuộc sống đẹp xiết bao

Bài tham dự cuộc thi “Việt Nam quê hương em”
ĐẶNG THỦY TIÊN
                                                LỚP 6A – THCS 20/11 XÃ TÂN LẬP - MỘC CHÂU SƠN LA
                                                 NĂM HỌC  2004 - 2005    


TÌNH BẠN

Mùa hè năm ấy như một phần thưởng dành cho thành tích học tập xuất sắc của tôi, bố mẹ đã quyết định cho tôi về thăm bà ngoại trong dịp nghỉ hè. Nhà ngoại trong mắt tôi thật giống như một ngôi nhà cổ tích vậy:  những cây na, cây ổi, cây xoài sai trĩu quả; những đứa trẻ chăn trâu thân thiện và dễ mến; những câu chuyện cổ tích có anh Khoai, cô Tấm mà ngoại kể đêm hè. Gần nhà ngoại có một cậu bé tên là Tài. Tôi rất thích chơi với Tài bởi lẽ nó có rất nhiều trò chơi thú vị và đặc biệt. Tài học rất dốt, chơi với Tài tôi có thể vênh mặt lên bất cứ lúc nào về thành tích học tập của mình. Hồi đó, tôi không sao hiểu nổi, cứ đến lúc trưa, khi mọi người đã đi ngủ, Tài mới xuất hiện. Khi tôi hỏi, Tài chỉ lắc đầu mà bảo:
-  “ Buổi sáng tao bận lắm mà thôi”. Mặc dù nhà ngoại có bao nhiều là quả vậy mà chúng tôi vẫn bị cái tính hiếu động của trẻ con sai khiến đi bứt trộm ổi hàng xóm. Bứt được một quả ổi mà phải thở hổn hển, mồ hôi nhễ nhãi cứ nhìn mặt nhau bùn đất lấm lem mà cười. Lúc đó Tài chợt hỏi tôi:
-  Mày có biết tại sao bố mẹ lại đặt tên cho tao là Tài không?
Tôi lắc đầu im lặng. Tài bảo:
-  Vì bố mẹ mong tao sau này thật tài giỏi, được làm việc như các chú kỹ sư trên huyện ấy, để làng ta không còn nghèo như giờ này nữa mày à!
- Ha ha - Tôi cười - Cái loại 2 x 7 = 29 như mày khi nào mới “tài giỏi”
- Thế còn mày, sao mày tên Choắt? – Tài thắc mắc.
- Bởi lúc sinh ra, tao nhỏ quá. Đặt tên như vậy cho dễ nuôi  - Tôi ra vẻ hiểu biết.
Bỗng một hôm đã gần chiều, tôi chờ mãi mà không thấy Tài đến thì bà ngoại bảo:
-  Hôm nay mẹ nó ốm, nó không đến được đâu. Chiều cháu đi với bà đến nhà tài nhé.
- Tôi háo hức lắm vì chưa bao giờ được đến nhà Tài cả. Ở cuối xóm, khuất sau những bụi tre xanh biếc, nhà Tài hiện ra trước mắt tôi là một ngôi nhà lá bé nhỏ, lụp xụp, chắc là cũng chẳng khác ngôi nhà của chị Dậu trong tác phẩm “tắt đèn” là mấy. Mẹ Tài đang nằm trên một chiếc chõng cạnh đứa em chỉ 2, 3 tuổi của Tài. Bà tôi lại thăm cô, cô thều thào với tôi:
- Cháu đợi Tài một lát nó đang đi mua thuốc cho cô.
Căn nhà nhỏ bé nhưng sạch sẽ, quang đãng, không một chút rác bẩn. Ở trên giá quần áo được xếp ngọn gàng ngăn nắp. Đến bây giờ tôi mới biết, Tài phải ở nhà buổi sáng để trông em và dọn dẹp nhà cửa. Thế mà tôi, mặc dù là con gái nhưng thỉnh thoảng lắm mới quét nhà, rửa bát. Chắc bởi thế mà Tài học kém đến vậy. Rồi mùa hè trôi qua thật nhanh, tôi phải lên thành phố để tiếp tục đi học . Ngày tôi đi Tài mang đến một bịch khoai to tướng và nói:
Nhớ về thăm tao nhé. Tao sẽ cố gắng học chăm chỉ để được lên thành phố học với mày.
Rồi ngoại mất.
Bẵng đi mấy năm tôi không về quê và cũng chẳng có tin tức gì của Tài. Cho đến một ngày…Hôm đó là ngày thông báo điểm thi vào trường mới, tôi đang dò tên mình trong đám đông thì…Gì cơ! Tôi chỉ xếp thứ hai thôi á ???!
- Thằng thủ khoa là thằng Nguyễn Quang Tài – Tôi nghiến răng với vẻ mặt giận dữ.
Bỗng một giọng nói vang lên:
- Trái đất tròn phải không Choắt. Tài đây, còn nhớ mình không?
Tôi ngớ người ra. Tài ư? Mà ai lại biết tên “ Choắt” hồi nhỏ của mình kia chứ. Không lẽ là… ký ức về mùa hè năm nào lại trào dâng trong tôi.
- Không sao – Tài nói – Chúng mình còn cả bốn năm để học với nhau cơ mà.
- Ở trên lớp, tôi luôn làm mặt lạnh với Tài. Chúng tôi âm thầm cạnh tranh với nhau. Có lẽ chúng tôi sẽ không bao giờ trở thành đôi bạn thân thiết như ngày xưa nếu như không có bài toán ấy.
- Bài toán khó thật – tôi nhăn mặt nghĩ
- Chợt Tài đến bên – cậu đã làm được bài toán này chưa ?bảo mình với.
-  Thủ khoa toán mà không làm được bài này sao?Tôi đành gạt sang một bên những điều tôi ganh tị ở Tài để giải bài toán. Chúng tôi mải miết làm, lúc trống đánh vào học cũng không ai biết. Khi giải xong , Tài và tôi cùng reo lên:
-  Làm được rồi, làm được rồi!
- Cả lớp cười rộ lên và tôi cũng nở nụ cười giảng hòa với Tài.
    Vậy là ngày ngày, tôi và tài lại sóng bước trên con đường đi học như những ngày thơ bé
                          Bài tham dự cuộc thi “Việt Nam quê hương em”
                                                ĐINH THỊ BÍCH HỒNG
                                NHÀ THIẾU NHI VIỆT ĐỨC – NGHỆ AN 
                                               NĂM HỌC  2004 - 2005  
           

                                                        MẸ

    Lưng mẹ còng
         Cau thì vẫn thẳng
           Cau ngọn xanh rờn
         Mẹ đầu bạc trắng

          Cau ngày càng cao
           Mẹ ngày càng thấp
      Cau gần với trời
   Mẹ thì gần đất
   
      Ngày con còn bé
 Cau mẹ bổ tư
    Giờ cau bổ tám
    Mẹ còn ngại to
           Một miếng cau khô
       Khô gầy như mẹ
         Con nâng trên tay
           Không cầm lệ được
          
          Ngẩng hỏi trời vậy
   Sao mẹ ta già?
          Không một lời đáp
    Mây bay về xa

Bài tham dự cuộc thi “Việt Nam quê hương em”
NGUYỄN  THỊ  HỒNG
    LỚP 4A – TIỂU HỌC QUYẾT TÂM
   THỊ XÃ SƠN LA- TỈNH SƠN LA
   NĂM HỌC  2004 – 2005